Bài 3: Tiếng gà trưa - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tiếng gà trưa sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3.

Bài 3: Tiếng gà trưa - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Đọc: Tiếng gà trưa

Nội dung chính Tiếng gà trưa:

Bài thơ đề cập đến tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài thơ và đoán xem bài thơ viết về điều gì.

Trả lời:

Bài thơ viết về tiếng gà buổi trưa.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa lớp 5 (trang 19, 20, 21) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Tiếng gà trưa lớp 5 (trang 19, 20, 21) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?

Trả lời:

Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đêm đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc xao động, bớt mệt mỏi và nhớ về tuổi thơ.

Câu 2 (trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm trong khổ thơ 2 và 3 các chi tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại.

Trả lời:

Các chi tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại:

- Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

- Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Câu 3 (trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ?

Trả lời:

Tiếng gà trưa có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ vì tiếng gà trưa gắn liền tuổi thơ đẹp đẽ, gắn liền với hình ảnh người bà thân yêu.

Câu 4 (trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dòng thơ “Tiếng gà trưa" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì.

Trả lời:

Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa còn thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Khung trời tuổi thơ

(a) Tìm đọc truyện

Gợi ý:

Kể về một trải nghiệm thú vị

Nói về một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp

- Đất rừng phương Nam

Đoàn Giỏi

- Những bí mật trong Tuần thiên nhiên

Phan Hà Anh

- A-lít-xơ ở xứ sở thần tiên

Lu-ít Kê-rôn

- Lời ước dưới trăng

Phạm Thị Kim Nhường

Tiếng gà trưa lớp 5 (trang 19, 20, 21) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

 (b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

Tiếng gà trưa lớp 5 (trang 19, 20, 21) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ

– Truyện đã đọc.

− Nhật kí đọc sách.

– Chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và giải thích lí do.

- ?

d. Ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.

Trả lời:

Em tìm đọc truyện và hoàn thành yêu cầu đề.

Ví dụ:

a. Truyện: Đất rừng phương Nam

b.

- Tên truyện: Đất rừng phương Nam

- Tác giả: Đoàn Giỏi

- Nhân vật: An, Cò, tía nuôi của An

- Các sự việc chính: Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.

- Ý nghĩa:

+ Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh.

+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.

c. Em cùng bạn chia sẻ truyện.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Câu 1 (trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

а.

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Nguyễn Khoa Điềm

b.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Tố Hữu

c.

Những bà má Hậu Giang

Tiễn con đi đánh giặc

Chở che hầm bí mật

Bao năm ròng ven sông.

Xuân Quỳnh

– Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ.

– Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được.

Trả lời:

- Từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ: mẹ, bầm, bà má

- 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được: u, bu, mạ

Câu 2 (trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ dùng lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu:

a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cảnh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.

b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.

c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong" là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.

– Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn.

– Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa.

– Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ.

Trả lời:

- Từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn:

a. bát ngát

b. giúp đỡ

c. quê hương

- Thay bằng từ đồng nghĩa.

a. rộng lớn/ bao la

b. tương trợ

c. nơi chôn rau cắt rốn

Câu 3 (trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 21, 22, 23 (Luyện tập về từ đồng nghĩa) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Chị Sử yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

Anh Đức

Trả lời:

a. giá rét – lạnh buốt

b. bế - bồng

c. chốn – nơi

=> Tác dụng: Tránh lặp từ.

Câu 4 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết 3 – 4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.

Trả lời:

Nô-bi-ta là nhân vật em thích nhất trong phim. Cậu là một học sinh lười học, nghịch ngợm, thành tích học tập luôn thua kém bạn bè. Nhưng Nô-bi-ta lại rất tốt bụng, nhân hậu, luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống.

Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

Câu 1 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.

Gợi ý:

Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23, 24 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23, 24 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?

(Ví dụ: Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Bài văn mẫu tham khảo:

Mỗi lần về quê ngoại chơi, em đều rất thích được theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.

Con sông dài lắm, em không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa. Đứng ở bờ sông, nơi có bãi đất trống bà con tu sửa để tiện chờ thuyền, ghe ghé lại, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Trên mặt sông, lúc nào cũng có những chùm lục bình trôi dạt, mỗi lần em về đều có thể nhìn thấy từng tảng xanh xanh với các đóa hoa tim tím xinh không tả xiết. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe chở hàng hóa qua lại tấp nập. Họ như những gánh chợ di động, ai gọi là tấp vào bán hàng. Rồi cả những người chài lưới, đi bắt cua, bắt ốc ở ven bờ, rồi ra lòng sông bắt cá. Dòng sông như một người mẹ dịu hiền, bao dung cho người dân quê em vậy.

Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua đồ trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.

Câu 2 (trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:

- Từ ngữ gợi tả

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hoả

- ?

Trả lời:

Em chia sẻ và thêm vào dàn ý.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà?

Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23, 24 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ đều lớn nhanh hơn, đơm hoa kết trái khi nghe tiếng gà.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: