Bài 6: Tiếng vườn - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Tiếng vườn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 6.

Bài 6: Tiếng vườn - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Đọc: Tiếng vườn

Nội dung chính Tiếng vườn:

Văn bản đề cập đến vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến và cảm nhận của nhân vật tôi khi ở trong khu vườn đầy âm thanh.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nói 2 – 3 câu về vẻ đẹp của một khu vườn mà em biết.

Trả lời:

Bao bọc khu vườn đó là những bức tường ngắn, cao chừng 30 – 50m. Bước vào khu vườn ở giữa là một bồn hoa hình tròn to để trồng những cô công chúa yểu điệu của vàng. Ở bốn góc là những bồn hoa hình tam giác trồng cây hoa bưởi, hương thơm của các bông hoa lan tỏa ra khắp mọi phía thơm thoang thoảng.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Tiếng vườn

Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

Cây muỗm khoe vồng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài đã trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức. Khi hoa nhài nở thì hoa bưởi cũng đua nhau nở. Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.

Tiếng vườn lớp 5 (trang 33, 34) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Vườn chè sau nhà tôi cũng bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non.

Ấn tượng nhất là những tán xoan. Hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.

Và trong những tầng lá những tán cây vườn ấy, tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau trong kẽ gạch. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh. Trên chùm hoa bưởi, những cánh ong mật quay tít. Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai. Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

Theo Ngô Văn Phú

- Muỗm: một giống xoài quá nhỏ, vị chua.

- Tôm (chè): búp chè non.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Cây muỗm

Hoa nhài

Hoa bưởi

Vườn chè

Trả lời:

- Cây muỗm: khoe vồng hoa mới, hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời.

- Hoa nhài: trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức.

- Hoa bưởi: Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.

- Vườn chè: bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non.

Câu 2 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Vì sao tác giả ấn tượng nhất với những tán xoan?

Trả lời:

Vì hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.

Câu 3 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm từ ngữ gợi tả mỗi âm thanh trong vườn cây. Những âm thanh ấy đem đến cho em cảm xúc gì?

Trả lời:

- Từ ngữ gợi tả mỗi âm thanh trong vườn cây:

+ Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh.

+ Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai.

+  Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

- Những âm thanh ấy đem đến cho em cảm xúc hân hoan, náo nức về cảnh sắc mùa xuân trong vườn.

Câu 4 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, vì sao khi mùa xuân về, tác giả nói “Tôi nghe tiếng vườn gọi”?

Trả lời:

Khi mùa xuân về, tác giả nói “Tôi nghe tiếng vườn gọi” vì trong vườn vừa có hoa thơm, vừa có tiếng chim ríu rít như gọi tác giả vào vườn để thưởng thức.

Nói và nghe: Giới thiệu một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi

Câu 1 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Giới thiệu với bạn về một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi dựa vào gợi ý:

a. Em chọn giới thiệu chương trình truyền hình hoặc hoạt động nào dành cho thiếu nhi?

- Chương trình “Giọng hát Việt nhí"

- Buổi biểu diễn nghệ thuật

- Ngày hội giao lưu văn hoá

- ?

b. Em muốn giới thiệu những gì về chương trình truyền hình hoặc hoạt động đó?

Giới thiệu một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi trang 34, 35 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về chương trình truyền hình hoặc hoạt động đó?

Trả lời:

Một trong những chương trình âm nhạc truyền hình mà tôi yêu thích nhất là Giọng hát Việt. Đó là một cuộc hát trên truyền hình được công ty Cát Tiên Sa mua từ bản gốc “The Voice” và được phát sóng tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng 7 năm 2012 trên kênh VTV3. Tôi biết chương trình này thông qua một số phương tiện truyền thông như ti vi và tạp chí.

The Voice được đánh giá là một trong những chương trình giải trí phổ biến nhất. Điều này không chỉ đến từ các huấn luyện viên - những tấm gương nổi bật của ngành giải trí mà còn qua cách lựa chọn các thí sinh rất hấp dẫn.

Có rất nhiều lý do khiến tôi thích điều đó. Thứ tư, đây là một chương trình mới và khác lạ so với các hình thức truyền tải chương trình khác. Đặc điểm tiêu điểm của chương trình là trong vòng ẩn, để chọn thí sinh cho 4 đội, các huấn luyện viên sẽ quay trở lại sân khấu và chỉ chọn thí sinh dựa trên giọng hát của họ. Tiêu chí của chương trình là giọng nói được quan tâm nhiều hơn ngoại hình, được coi là điểm mới đã thu hút được lượng lớn người xem. Ngoài ra, các huấn luyện viên đều là những ca sĩ và nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam. Họ rất hài hước và thực sự nhiệt tình đối với các ca sĩ trẻ tiềm năng, điều này là một phần giúp giảm áp lực cho các thí sinh.

Chương trình rất hấp dẫn và đáng để bạn xem đấy!

Câu 2 (trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Ghi lại một số thông tin về chương trình truyền hình hoặc hoạt động được nghe bạn giới thiệu mà em thấy thú vị.

Trả lời:

"Khám phá thế giới" là chương trình truyền hình yêu thích của tôi. Chương trình cung cấp cho chúng ta vô số thông tin hấp dẫn về thế giới tự nhiên, vũ trụ, con người, động vật và các hành tinh. Tôi có cơ hội tìm hiểu thêm về các nền văn hóa khác nhau và có thêm kiến thức thực tế về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống giúp đỡ chương trình. Tối thứ sáu tuần, VTV2 phát sóng chương trình “Khám phá thế giới”. Sự tò mò thường xuyên của tôi về thế giới và khả năng đưa ra những câu trả lời thuyết phục của chương trình là hai lý do nữa khiến tôi thích xem nó".

Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh

Câu 1 (trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau:

a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh rừng cọ

1. Quê tôi có câu hát:

Dù ai đi ngược về xuôi

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

Theo Nguyễn Thái Vận

2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.

Anh Thư

b. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh Sa Pa.

1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này.

Minh Việt

Trả lời:

Em đọc các kết bài.

Câu 2 (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Xếp các đoạn kết bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:

Kết bài không mở rộng

Kết bài mở rộng

Kết thúc bài viết bằng cách nêu nhận xét, đánh giá chung về cánh hoặc nếu tình cảm, cảm xúc của người tà với cảnh.

Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nếu tình cảm, cảm xúc, viết thêm vào một trong các ý:

– Liên hệ về người, vật,... có liên quan đến cảnh.

– Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.

– Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai.

- ?

Trả lời:

Kết bài không mở rộng

Kết bài mở rộng

2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.

 

1. Quê tôi có câu hát:

Dù ai đi ngược về xuôi

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này.

Câu 3 (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:

a. Kết bài không mở rộng.

Kết thúc bài viết theo một trong các hướng:

- Nêu nhận xét, đánh giá.

- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,

- ?

b. Kết bài mở rộng.

Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc, có thêm nội dung liên hệ theo một trong các hướng:

- Về người, vật,... có liên quan.

- Về ý thức, trách nhiệm của bản thân.

- Về những mong muốn, kì vọng về cảnh đẹp trong tương lai.

- ?

Trả lời:

a. Kết bài không mở rộng:

Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

b. Kết bài mở rộng.

Mỗi năm, có rất nhiều du khách đến lần đầu và trở lại thăm những con rạch ở Cồn Phụng. Em rất vui và tự hào về điều đó. Bởi vẻ đẹp của quê hương em đã được bà con ở khắp nơi ghi nhận, yêu mến.

Câu 4 (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.

Trả lời:

Em trao đổi cùng bạn.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Ghi lại 1 – 2 hình ảnh hoặc từ ngữ gợi tả âm thanh mà em thích trong bài đọc “Tiếng vườn” và lí do em thích.

Trả lời:

Em thích hình ảnh tán xoan. Vì trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Hình ảnh này rất đẹp.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: