Bài 7: Về ngôi nhà đang xây - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Về ngôi nhà đang xây sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 7.
Bài 7: Về ngôi nhà đang xây - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đọc: Về ngôi nhà đang xây
Nội dung chính Về ngôi nhà đang xây:
Bài thơ đề cập đến ngôi nhà đang xây dở và những so sánh, tưởng tượng của bạn nhỏ về ngôi nhà đang xây. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp về con người.
* Khởi động
Trả lời:
Bức tranh vẽ cảnh một ngôi nhà đang xây. Xa xa có các tòa nhà cao tầng. Có hai bạn học sinh đang chỉ tay và nói về ngôi nhà.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Về ngôi nhà đang xây
- Giàn giáo: giản làm bằng gỗ, tre hoặc sắt để công nhân xây dụng làm việc trên cao.
- Trụ bê tông: cột chịu lục toàn bộ ngôi nhà được đúc bằng thép, xi măng, đá, cát và nước.
- Cái bay: dụng cụ gồm một miếng thép mỏng hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trong hai khổ thơ đầu, ngôi nhà đang xây được tả bằng những hình ảnh nào? Cách tả đó có gì độc đáo?
Hình ảnh so sánh
Hình ảnh nhân hoa
Trả lời:
Hình ảnh so sánh:
+ Giàn giáo tựa cái lồng che chở
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sấm biếc
+ Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Hình ảnh nhân hoá:
+ Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
+ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
=> Ngôi nhà đang xây được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa khiến ngôi nhà trở nên rất sinh động.
Câu 2 (trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hình ảnh bác thợ nề được tả ở khổ thơ đầu gọi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Hình ảnh bác thợ nề được tả ở khổ thơ đầu gọi cho em suy nghĩ bác là người rất chất phác, nhân hậu, dễ gần, thân thiện.
Câu 3 (trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm những hình ảnh nói về sự gắn bó của mỗi sự vật sau với ngôi nhà đang xây.
Trả lời:
Những hình ảnh nói về sự gắn bó của mỗi sự vật với ngôi nhà đang xây:
- Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
- Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
- Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
Câu 4 (trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối bài?
Trả lời:
Ngôi nhà đang xây dở vừa là một cái gì đó có thật, vừa là một cái gì đó trừu tượng. Nó tượng trưng cho một cuộc sống mới, hiện đại và hạnh phúc, đang dần dần được hình thành và phát triển trên đất nước ta. Bài thơ không đơn thuần chỉ là viết về một ngôi nhà đang xây dở nữa mà còn là viết về “con người”. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm trẻ nhỏ cũng vậy, sẽ học hành, sẽ lớn lên với cuộc đời.
- Học thuộc lòng bài thơ.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Chung sống yêu thương
(a) Tìm đọc bản tin:
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Những điều em hiểu biết thêm.
– Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bản tin.
- ?
d. Ghi chép tóm tắt một bản tin được bạn chia sẻ bằng sơ đồ.
Thông tin 1
Thông tin 2
?
(e) Đọc một bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.
Trả lời:
Em tìm đọc bản tin và hoàn thành theo yêu cầu.
Luyện từ và câu: Kết từ
Câu 1 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Mỗi từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cảnh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để bảo trước mùa xuân tới.
Nguyễn Kiên
Trả lời:
Mỗi từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để nối các từ và các câu trong đoạn văn.
Câu 2 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trong mỗi câu sau, các từ in đậm có tác dụng gì?
a. Vì rùa biết mình chậm chạp nên nó cố sức chạy thật nhanh.
b. Nếu trời mưa to thì buổi cắm trại của chúng tôi sẽ phải hoãn lại.
Trả lời:
a. Nối các từ ngữ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ với nhau.
b. Nối các từ ngữ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ với nhau.
Ghi nhớ
Kết từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu đó với nhau.
Một số kết từ thường dùng: và, với, hoặc, của, mà, đề, về,...
Một số cặp kết từ thường dùng: vì ... nên ..., nếu ... thì ..., không những ... mà còn ........
Câu 3 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm kết từ trong mỗi đoạn văn sau:
a. Chị Na nhắc ba đôi dép mới, khẽ nói:
– Đây là đội của anh cả, còn đây là của chị em mình. Mẹ bảo mùng một mới được đi. Nhưng giờ mình đi thủ một tí rồi lại cất lên.
Theo Nguyệt Nguyên
b. Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nắm ẩm ướt đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
Theo Vũ Hùng
Trả lời:
a. Nhưng, còn.
b. Và, nhưng, thì.
Câu 4 (trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chọn cặp kết từ phù hợp trong khung thay cho hai ở trong mỗi câu sau:
Tuy ... nhưng ...
Nhờ ... nên ...
Nếu ... thì ...
a. □ chăm chỉ luyện tập □ đội bóng đá nữ của lớp 5C đã đoạt giải Nhất.
b. □ trời ấm dần lên □ những ruộng mạ sẽ lên xanh mướt.
c. □ trời còn mù sương □ đám thanh niên trong làng đã í ới gọi nhau lên nương.
Trả lời:
a. Nhờ ... nên ...
b. Nếu ... thì ...
c. Tuy ... nhưng ...
Trả lời:
Bài hát em thích là Một con vịt của tác giả Kim Duyên.
Kết từ: Của
Tác dụng: Nối các từ ngữ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ với nhau.
Viết: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 1)
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Câu 1 (trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
Ưu điểm:
– Bài viết đủ ba phần.
– Kể đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện.
– Thêm được những chi tiết hay, thể hiện sự sáng tạo ở một sự việc.
-?
Hạn chế:
– Cấu tạo.
– Các chi tiết sáng tạo chưa hấp dẫn.
– Dùng từ, viết câu.
- ?
Trả lời:
Em nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
Câu 2 (trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.
Cấu tạo
Trình tự kể
Dùng từ
Viết câu
?
Trả lời:
Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.
Câu 3 (trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trao đổi với bạn:
a. Những điều em học được ở bài viết của bạn.
Mở bài
- Cách dẫn dắt vào câu chuyện.
- ?
Thân bài
- Cách chọn lọc, sắp xếp các chi tiết.
- Thêm chi tiết sáng tạo hợp lí, làm nổi bật tính cách của nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Lời kể sinh động, hấp dẫn.
?
Kết bài
- Cách kết thúc ấn tượng.
- ?
b. Những điều em có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn.
Phát triển ý thể hiện sự sáng tạo đối với sự việc đã chọn.
Chính sửa từ ngữ, diễn đạt.
?
Trả lời:
Em trao đổi với bạn.
Câu 4 (trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết lại một đoạn trong bài đã viết cho hay hơn bằng cách thay thế từ ngữ hoặc thêm vào một số chi tiết sáng tạo.
Trả lời:
Em viết lại một đoạn trong bài đã viết cho hay hơn bằng cách thay thế từ ngữ hoặc thêm vào một số chi tiết sáng tạo.
Ví dụ:
Nhánh cây nhỏ buồn bã vì các cây khác đều đã được Trời đặt tên, chỉ có mình nó vẫn chưa có tên. Nhánh cây bật khóc thút thít. Trời bỗng nghe tiếng khóc. Sau khi hỏi rõ sự tình, biết cây đến muộn là do chăm bà bị bệnh nên Trời đã đã không trách phạt. Trời vội suy nghĩ để đặt tên cho nó. Nhưng nghĩ mãi mà chưa biết đặt tên là gì. Ông ngập ngừng:
- Tên của con…. thì là…thì là…..
* Vận dụng
Trả lời:
Một việc làm có ích mà em có thể làm cho cộng đồng: quyên góp sách vở, quần áo tặng học sinh vùng lũ lụt.