Ôn tập giữa học kì 1 - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài Ôn tập giữa học kì 1.
Ôn tập giữa học kì 1 - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 1
Câu 1 (trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Bắt thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
- Nhủ: (nghĩa trong bài) nói lời mời một cách nhỏ nhẹ.
1. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và trả lời câu hỏi: Cách mặt trời nấu cơm có gì thú vị?
2. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và thực hiện yêu cầu: Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ.
3. Đọc đoạn từ “Khói trời" đến hết và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm những việc gì cho mẹ? Những việc làm ấy nói lên điều gì?
4. Đọc đoạn từ “Khói trời" đến hết và trả lời câu hỏi:
Khổ thơ cuối bài nói về điều gì?
Trả lời:
1. Mặt trời nấu cơm bằng lửa từ mây vàng.
2. Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ: Mẹ em lượm cả bóng mây/ Mang theo cái nắng đỏ gay về nhà.
3. Bạn nhỏ trong bài thơ đã biết ủ sẵn ấm trà, mời mẹ ngồi lên ghế mây, dùng tay quạt cho mẹ.
Những việc làm ấy nói lên bạn nhỏ thấu hiểu sự vất vả của mẹ và rất yêu thương mẹ.
4. Khổ thơ cuối bài nói về mặt trời thấy bạn nhỏ trong bài thơ rất thương mẹ nên cho trời bóng râm, không nắng nữa để mẹ đỡ vất vả. Bạn nhỏ rất vui và mời mặt trời cùng ăn cơm với hai mẹ con.
Câu 2 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ “Mùa cơm mới”.
Trả lời:
- Hình ảnh so sánh:
+ Mây vàng như những sợi rơm
+ Khói trời hun nắng như nung
+ Nước tươi biêng biếc như là gương soi
- Hình ảnh nhân hóa:
+ Mặt trời ham chơi
+ Mặt trời vội mang nồi nấu cơm
+ Mây vàng châm lửa
+ Gió vung từng nắng xuống đồng sém cây
+ Mặt trời nheo mắt nhìn
+ Ý chừng biết lỗi nên đền bóng râm
=> Tác dụng: Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi, sinh động hơn. Sự vật cũng có cảm xúc, hành động như con người.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 2
Câu 1 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Thực hiện yêu cầu:
a. Đặt câu để phân biệt các từ sau:
b. Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với các từ ở bài tập a.
Trả lời:
a. Bà em xách làn đi chợ.
Bố mẹ khiêng tủ cất vào nhà kho.
Bố gác một bao gạo về nhà.
b. Từ đồng nghĩa: bê, cầm, đem,..
Câu 2 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm 3 – 4 từ đồng nghĩa:
a. Cùng chỉ màu vàng.
b. Cùng chỉ màu xanh.
c. Cùng chỉ màu đỏ.
Trả lời:
a. Cùng chỉ màu vàng: vàng rộm, vàng óng, vàng khè,...
b. Cùng chỉ màu xanh: xanh xanh, xanh thẫm, xanh biếc,...
c. Cùng chỉ màu đỏ: đỏ thẫm, đo đỏ, đỏ chót, đỏ chói,...
Trả lời:
Cuối tháng 3, cánh đồng lúa đã trưởng thành, từ xa đến gần rồi từ gần đến xa cứ xanh ngắt một màu. Cây lúa lúc này vẫn còn đương thì con gái, thân cây đứng thẳng, lá dài xanh non phất phơ trong gió như muôn ngàn cánh tay đang vẫy chào người nông dân. Cánh đồng rất rộng, nên gió cũng dạn dĩ, thổi lồng lộng suốt cả ngày, làm đám lúa cứ rì rào rì rào mãi. Đứng bên bờ ruộng, nhắm mắt lại để nghe tiếng lúa reo, em thấy lòng mình bình yên lắm. Cảm giác như đang được bước vào một chiều không gian khác, thênh thang và mênh mang.
Từ đồng nghĩa: xanh ngắt, xanh non.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3
Câu 1 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Thực hiện yêu cầu:
a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ "ăn".
b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ăn” tìm được ở bài tập a.
Trả lời:
a.
- Nghĩa gốc: tự cho vào cơ thể thức nuôi sống.
- Nghĩa chuyển:
+ Nhận lấy để hưởng.
+ Gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau.
b.
- Nghĩa gốc: Mai đang ăn cơm.
- Nghĩa chuyển:
+ Bán được căn nhà nhà, Mai ăn hoa hồng rất cao.
+ Hồ này dán không ăn.
Câu 2 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
a. Nắng vàng tươi rải nhẹ
Bưởi tròn mọng trĩu cành
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh.
Theo Tiếng Việt 3, 1997
b. Chiều qua cỏ héo rũ
Vì nắng nóng cỏ ơi
Sớm nay tươi lại rồi
Nhờ uống sương đêm đấy.
Khánh Vũ
– Từ "tươi" trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
– Đặt 1 – 2 câu có từ "tươi" mang nghĩa chuyển.
Trả lời:
- Từ “tươi” trong mỗi đoạn thơ a được dùng với nghĩa chuyển.
- Từ “tươi” trong mỗi đoạn thơ b được dùng với nghĩa gốc.
- Đặt câu:
+ Nét chữ còn tươi vết mực.
+ Nam cười rất tươi.
Câu 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau và thực hiện yêu cầu:
Ở hiền gặp lành.
Nhìn xa trông rộng.
Non xanh nước biếc.
a. Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
b. Đặt câu với 1 – 2 thành ngữ, tục ngữ đã cho.
Trả lời:
a. Cặp từ đồng nghĩa:
- Hiền – lành
- Xa – rộng
- Xanh – biếc
b. Nam thường được gặp nhiều may mắn vì cậu “ở hiền gặp lành”.
Câu 4 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mười lăm năm... mỗi sáng chiều
Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành.
Cây càng khoẻ, lá càng xanh
Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa.
Cành cao che mát sân nhà
Tùng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa.
Dạn dày sương gió nắng mưa
Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm.
Mặc cho lửa đạn mưa bom
Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh.
Đã nghe thơm nắng Ba Đình
Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.
Cây ơi! Ơn Bác đời đời
Bác đi – Con cháu thay Người chăm cây!
Quốc Tấn
a. Tìm các danh từ được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong đoạn thơ.
b. Việc viết hoa các danh từ đó nói lên tình cảm gì của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ?
Trả lời:
a. Các danh từ được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong đoạn thơ: Bác Hồ, miền Nam, Cha, Bác, Người.
b. Việc viết hoa các danh từ đó nói lên tình cảm yêu mến, biết ơn, tôn trọng của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 4
Đề bài: Viết bài văn tả một cơn mưa.
Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu con mưa.
- Thời gian
- Địa điểm
- Dấu hiệu
- ?
2. Thân bài: Tả cơn mưa.
Cách 1: Tả con mưa theo trình tự thời gian.
Bắt đầu mưa -> Mưa to -> Ngớt mưa -> Tạnh mưa
– Quan sát cơn mưa bằng nhiều giác quan.
– Tập trung tả sự thay đổi của sự vật từ lúc có những dấu hiệu báo sắp mưa, đến lúc tạnh mưa: mây, gió, cây cối,...
– Sử dụng từ ngữ:
+ Tả tiếng mưa rơi và hạt mưa phù hợp với các giai đoạn: mưa nhỏ, mưa to,....
+ Tả bầu trời, cây cối, con vật,... trong và sau cơn mưa.
Cách 2: Tả cơn mưa tại một thời điểm với các sự vật, hiện tượng nổi bật.
Bầu trời -> Cây cối -> Chim chóc -> ?
- Quan sát các sự vật bằng nhiều giác quan.
– Tập trung tá sự thay đổi của sự vật trong cơn mưa: mây, gió, cây cối,...
– Sử dụng từ ngữ phù hợp
+ Tả tiếng mưa rơi và hạt mưa.
+ Tả bầu trời, cây cối, con vật,...
3. Kết bài: Cảm xúc về con mưa.
– Cảm nhận về sự thay đổi của cảnh vật sau cơn mưa.
- ?
Trả lời:
Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”
Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.
Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.
Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 5
Đề bài: Viết chương trình cho một hoạt động do lớp em dự kiến tổ chức nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gợi ý:
a. Lớp em dự kiến tổ chức hoạt động gi nhân ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Hội diễn văn nghệ
- Lễ tri ân thầy cô
- ?
b. Bản chương trình của hoạt động đó gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Chương trình hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
1. Mục đích:
Hoạt động liên hoan, biểu diễn văn nghệ được tổ chức nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và tình yêu thương dành cho những người thầy, người cô.
2. Phân công chuẩn bị:
- Phần biểu diễn văn nghệ: Đội văn nghệ gồm 10 bạn (được chọn từ đầu năm) chuẩn bị cho phần này, gồm có 3 tiết mục:
+ Hát tốp ca có múa phụ họa
+ Song ca
+ Múa dân gian hoặc Nhảy hiện đại
=> Cả ba tiết mục đều có nội dung liên quan đến người giáo viên.
- Phần liên hoan:
+ Tổ 1: dọn vệ sinh lớp học vào chiều thứ 6 (theo lịch trực nhật của lớp)
+ Tổ 2: trang trí lớp học với các dây đèn nháy, cờ vây nhiều màu, băng rôn in sẵn có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
+ Tổ 3 và tổ 4: mua hoa quả, bánh kẹo, bày biện thành từng khu trong lớp vào ngày diễn ra hoạt động.
(Các bạn thuộc nhóm biểu diễn văn nghệ, không tham gia hoạt động này)
3. Chương trình cụ thể:
a. Phần mở màn:
- Bí thư đại diện lớp giới thiệu chương trình và khách mời.
- Lớp trưởng đại diện tập thể lớp phát biểu, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô đã đồng hành cùng tập thể lớp.
b. Phần nội dung:
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị sẵn.
- Mọi người vừa ăn liên hoan vừa xem văn nghệ.
c. Phần kết thúc:
Thầy giáo và các khách mời phát biểu cảm nghĩ.