Bài 3: Ca dao về lễ hội - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Ca dao về lễ hội sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3.
Bài 3: Ca dao về lễ hội - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đọc: Ca dao về lễ hội
Nội dung chính Ca dao về lễ hội:
Bài đọc đề cập đến các bài ca dao về các lễ hội ở nước ta. Qua đó giúp mọi người hiểu đất nước, con người Việt Nam rất giàu truyền thống văn hóa.
* Khởi động
Trả lời:
Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội Chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này.
Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân.
Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. Hai con trâu chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau.
Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go, ác liệt nhất. Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc nhau và xô đẩy nhau không phân thắng bại.
Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết. Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt.
Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng bạn một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Ca dao về lễ hội
1. Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày Giỗ Tổ tháng Ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ về Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
2. Ai là con cháu Rồng Tiên,
Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về.
Về thăm đất cũ Đinh Lê,
Non xanh, nước biếc bốn bề như xưa.
3. Năm làng bắt mái chèo bơi
Chèo từ làng Phú tới nơi làng Hồng
Nước lên như cánh chim tung
Năm làng năm lá cờ chong một lèo
Trên bờ trắng thúc người reo
Dưới sông “dô huậy" tay chèo lanh lanh.
4. Vui gì bằng lễ Nghinh Ông
Đèn hoa, pháo nổ ngập sông ánh trời.
5. Ai và Châu Đốc đừng quên
Nhớ vào Bảy Núi mà xem đua bò.
Ca dao Việt Nam
• Năm làng (Phú Văn, Đắc Châu, Thọ Sơn, Yên Tân, Mỹ Châu): các làng thuộc xã Thiệu Châu (nay là xã Tân Châu), huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Ngày xưa, năm làng có hội bơi thuyền trên sông Chu.
• Làng Hồng (làng Hồng Đô): làng thuộc xã Thiệu Đô (nay là thị trấn Thiệu Hoá), huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
• Chong: để ở vị trí sẵn sàng, hướng thẳng về một mục tiêu nào đó.
• Một lèo: một mạch.
• Do huậy: tiếng hồ theo nhịp của đông người để khích lệ, tạo sức mạnh.
• Lanh lanh: nhanh nhanh.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội nào? Mỗi lễ hội này gợi cho em nhớ về những vị vua nào?
Trả lời:
Bài ca dao 1 nói về lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Gợi em nhớ về vua Hùng.
Bài ca dao 2 nói về lễ hội Trường Yên. Gợi em nhớ về vua Đinh, vua Lê.
Câu 2 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở đâu? Cuộc đua được mô tả có gì thú vị?
Trả lời:
Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở tỉnh Thanh Hóa.
Cuộc đua được mô tả:
- Năm làng bắt mái chèo bơi
Chèo từ làng Phú tới nơi làng Hồng
- Trên bờ trắng thúc người reo
- Dưới sông “dô huậy" tay chèo lanh lanh.
Câu 3 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Lễ Nghinh Ông được miêu tả như thế nào? Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền nào của nước ta?
Trả lời:
Lễ Nghinh Ông được miêu tả: Đèn hoa, pháo nổ ngập sông ánh trời.
Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc).
Trả lời:
Hội đua bò được tổ chức ở Quan tỉnh An Giang.
Không khí ngày hội: Ngày hội rất đông vui, náo nhiệt.
Câu 5 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về đất nước, con người Việt Nam?
Trả lời:
Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu đất nước, con người Việt Nam rất giàu truyền thống văn hóa.
* Học thuộc lỏng 3 – 4 bài ca dao em thích.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
(a) Tìm đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,....
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ, đồng dao, ca dao,... đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Từ ngữ dùng hay.
– Điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích lí do.
- ?
d. Ghi lại một đoạn mà em thích trong bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ mà em thích.
Trả lời:
Em tìm đọc bài thơ,… và hoàn thành theo yêu cầu.
Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ
Câu 1 (trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm cặp kết từ trong mỗi câu sau:
a. Hễ trăng có quằng rõ nét thì trời sẽ không mưa.
b. Không những dê đen mưu trí mà nó còn rất dũng cảm.
c. Vì kiến nghe tin sư tử đau tai nên nó sốt sắng đến thăm.
d. Tuy mùa xuân chưa về nhưng trên những cành cây đã lấm tấm lộc non.
Trả lời:
a. Hễ… thì….
b. Không những……mà còn……
c. Vì……..nên……..
d. Tuy……nhưng…….
Câu 2 (trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chọn một cặp kết từ phù hợp thay cho hai □ trong mỗi câu sau:
Nhờ ... nên ...
Tuy ... nhưng ...
Giá mà ... thì ...
a. □ nhà ở xa trường □ bạn Lan luôn đi học đúng giờ.
b. □ ngựa con nghe lời bố □ chú không phải bỏ cuộc chạy đua giữa chừng.
c. □ các bác sĩ tận tình chăm sóc □ bạn ấy đã nhanh chóng bình phục.
Trả lời:
a. Tuy ... nhưng ...
b. Nhờ ...nên ...
c. Giá mà ... thì ...
Câu 3 (trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Có thể thay hai □ trong câu sau bằng những cặp kết từ nào? Khi sử dụng mỗi cặp kết từ đó, mối quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu thay đổi như thế nào?
□ mưa nhiều □ vườn rau xanh tốt.
Trả lời:
Nhờ………mà……: Thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả
Nếu…… thì………: Thể hiện quan hệ từ thể hiện giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả.
Trả lời:
Hằng năm, cứ đến 15 tháng 8 là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em trong làng em không những được mặc đồ đẹp mà còn được cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đón tết thiếu nhi. Trước ngày hội, mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp.
Viết: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2)
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.
Câu 1 (trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
Ưu điểm:
– Kể đầy đủ các sự việc theo một trình tự hợp lí.
– Chọn được một sự việc, thêm vào những chi tiết sáng tạo nhưng không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
– Diễn đạt gãy gọn, giàu cảm xúc.
-?
Hạn chế:
- Sắp xếp các sự việc chưa hợp lí.
– Một số chi tiết sáng tạo chưa phù hợp.
- Còn mắc lỗi dùng từ, viết câu.
- ?
Trả lời:
Em nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
Câu 2 (trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.
Cấu tạo
Sắp xếp ý
Diễn đạt
Chính tả
?
Trả lời:
Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.
Câu 3 (trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.
Gợi ý:
Kể lại sự việc chính của câu cho
Thêm vào chi tiết tả ngoại hình của nhân vật.
Thêm vào lời nói, ý nghĩ, hành động,... phù hợp với sự việc.
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với nhân vật, sự việc.
?
Trả lời:
Em viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.
Câu 4 (trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Bình chọn bài văn kể chuyện có nhiều chi tiết hấp dẫn.
Trả lời:
Em bình chọn bài văn kể chuyện có nhiều chi tiết hấp dẫn.
* Vận dụng
Câu 1 (trang 129 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Sưu tầm 1 – 2 bài ca dao về lễ hội.
Trả lời:
1. Nhất hội Hương Tích
Nhì hội Phủ Giầy
Vui thì vui vậy chẳng tày đánh cá làng Me
2. Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?
Trả lời:
Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ. Không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.