Bài 3: Nay em mười tuổi - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Nay em mười tuổi sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3.

Bài 3: Nay em mười tuổi - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Đọc: Nay em mười tuổi

Nội dung chính Nay em mười tuổi:

Bài thơ đề cập đến niềm vui của bạn nhỏ khi tròn mười tuổi. Niềm vui ấy lan tỏa đến cảnh vật, thiên nhiên.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nói về một niềm vui của em trong ngày sinh nhật hoặc một dịp đặc biệt.

Trả lời:

Em vẫn nhớ như in kỉ niệm sinh năm 10 tuổi của mình, vì khi ấy em được gia đình dành tặng cho một món quà thật bất ngờ. Bố mẹ em đã về nhà từ sớm để dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cho sinh nhật của em. Buổi sinh nhật diễn ra trong không khí vô cùng ấm cúng với những bạn bè thân quen, họ hàng thân quen. Mọi người đều rất vui vẻ, ai nấy đều dành cho em những điều chúc tốt đẹp nhất. Nhưng có lẽ bất ngờ nhất chính là món quà từ người chị của em. Mấy hôm trước khi sinh nhật, chị có nói là do đợt này chị bận học nên không về quê sinh nhật em được. Nhưng trong ngày hôm ấy, chị đã về, em vô cùng xúc động và bất ngờ sau mấy tháng trời mới được gặp lại. Bất ngờ hơn là món quà mà chị tặng cho em. Đó là một thùng quà thật to, em tò mò không biết trong đó có gì. Thật bất ngờ, đó là một con gấu bông màu nâu rất to và rất dễ thương. Em đã thích con gấu này từ rất lâu rồi nhưng vì khá đắt nên không dám mua. Em thực sự vô cùng sung sướng và thích thú với món quà ấy. Em ôm lấy chị, phần xúc động vì món quà, xúc động hơn vì chị đã về chúc mừng sinh nhật em. Đó quả thực là kỉ niệm mà em nhớ mãi.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Nay em mười tuổi

Nắng hồi hộp thức suốt đêm

Đợi ban mai tới mừng em lên mười

Trống trường vang tiếng nói cười

Thu đi học cõng khoảng trời dễ thương.

 

Trăng khuya lóng lánh ven đường

Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà

Chú gà dậy sớm nhất nhà

Ó o gọi cả bao la rực hồng.

 

Lúa phơi bông khắp cánh đồng

Gió thơm bay giữa mênh mông thảm vàng

Để trang cổ tích mơ màng

Căng tròn trái thị dịu dàng toả hương.

 

Ngắm bầy chim liệng thân thương

Ríu ran bỗng thấy bốn phương reo mời

Sáng vui đón tuổi lên mười

Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng.

Hoài Khánh

Nay em mười tuổi lớp 5 (trang 53, 54, 55) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Mỗi món quà thiên nhiên tặng bạn nhỏ vào tuổi lên mười được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời:

- Nắng hồi hộp thức suốt đêm

Đợi ban mai tới mừng em lên mười

- Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà

Câu 2 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nắng và cỏ được nhân hoá bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì hay?

Trả lời:

- Nắng và cỏ được nhân hóa bằng cách: Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật, dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

=> Cách nhân hóa đó giúp nắng và cỏ trở nên sinh động, cũng có cảm xúc như con người.

Câu 3 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Mỗi âm thanh được tả trong bài gợi cho em cảm xúc gì?

Trả lời:

Mỗi âm thanh được tả trong bài gợi cho em cảm xúc vui vẻ, tươi tắn.

Câu 4 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Vì sao tác giả nói "Sáng vui đón tuổi lên mười/ Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng."?

Trả lời:

Tác giả nói "Sáng vui đón tuổi lên mười/ Ngỡ như đất nước đẹp tươi lớn cùng." Vì khi em sang tuổi mới, ai ai cũng vui vẻ, em chào đón những điều tốt đẹp hơn tưởng như đất nước cũng lớn cùng em thêm một tuổi.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Chủ nhân tương lai

(a) Tìm đọc bài thơ hoặc lời bài hát:

Gợi ý:

Nay em mười tuổi lớp 5 (trang 53, 54, 55) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

Nay em mười tuổi lớp 5 (trang 53, 54, 55) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

– Hình ảnh em thích và giải thích lí do.

– Những điều học được sau khi đọc bài thơ hoặc lời bài hát.

- ?

d. Ghi chép những hình ảnh đẹp trong một bài thơ hoặc lời bài hát được bạn chia sẻ.

(e) Tìm đọc bài thơ hoặc lời bài hát dựa vào thông tin đã ghi chép.

Trả lời:

Em tìm đọc bài thơ hoặc bài hát và hoàn thành theo yêu cầu.

Ví dụ:

- Hạt gạo hàng ta – Nguyễn Khoa Điểm

- Từ dùng hay: Hạt gạo làng ta

- Hình ảnh đẹp: Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa

Câu 1 (trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc câu thơ, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

a.

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

Trần Đăng Khoa

b. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ảnh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc.

Thạch Lam

– Từ "quả" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc, từ "quả" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

– Tìm thêm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “quả”.

– Đặt câu có từ "quả" với mỗi nghĩa chuyển tìm được.

Trả lời:

- Từ “quả” trong câu a được dùng với nghĩa gốc. Từ “quả” trong câu b được cùng với nghĩa chuyển.

- 1 -2 nghĩa chuyển của từ “quả”:

+ kết quả (nói tắt)

- Kết quả của trận đấu là đội A thắng.

Câu 2 (trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tra từ điển đề tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “mặt”, “chân”.

Trả lời:

- Mặt:

+ Nghĩa gốc: phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm.

+ Nghĩa chuyển: phần phẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong.

+ Nghĩa chuyển: phần được trừu tượng hoá khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập hoặc những phần còn lại...

- Chân:

+ Nghĩa gốc: bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v.v.

+ Nghĩa chuyển: bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

+ Nghĩa chuyển: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

Câu 3 (trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết 3 – 4 câu tả một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển.

Gợi ý:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 55 (Luyện tập về từ đa nghĩa) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Mẫu 1: mặt

Con sông của quê hương tôi thật êm đềm và đẹp đẽ. Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Hoàng hôn buông xuống, mặt sông lại nhuộm màu hồng rực.

Mẫu 2: chân

Xa xa trên đỉnh núi là mây mờ che phủ. Dưới chân núi là những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau. Núi rừng biếc xanh, ruộng đồng cũng biếc xanh. Cảnh đẹp đến xôn xao lòng người.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh

Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.

Theo Thẩm Thệ Hà

a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau?

c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

Trả lời:

a. Đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh từ những buổi bình minh đến khi mặt trời lặn.

Những từ ngữ cho biết điều đó: Những buổi bình minh, Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây.

b. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ để tả màu sắc của núi ở các thời điểm khác nhau: màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt.

c. Mặt trời được nhân hoá bằng cách: Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật, dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

=> Cách nhân hoá đó giúp mặt trời trở nên sinh động hơn.

Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,..., trong đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh trang 56 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Con sông của quê hương tôi thật êm đềm và đẹp đẽ. Sông thuộc một nhánh của sông Hồng. Quanh năm, nước sông vẫn đỏ nặng phù sa đã cung cấp dinh dưỡng cho cánh đồng quê tôi. Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Hoàng hôn buông xuống, mặt sông lại nhuộm màu hồng rực. Đến tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông lung linh. Con sông đã gắn bó với đời sống của người dân nơi đây. Nó đã trở thành người bạn tri kỉ của quê hương, xóm làng. Tôi yêu biết bao con sông của quê hương. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng giữ gìn và bảo vệ dòng sông quê hương mãi trong lành, mát mẻ.

Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.

Trả lời:

Em đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn.

Câu 4 (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ đoạn văn trong nhóm và bình chọn:

- Từ ngữ gợi tả

- Hình ảnh đẹp

- Câu văn hay

- ?

Trả lời:

Em chia sẻ đoạn văn và bình chọn.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi.

Trả lời:

Em tự viết và trang trí tấm thiệp chúc mừng sinh nhật bạn.

Ví dụ:

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh trang 56 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: