X

Lý thuyết Toán lớp 6 - KNTT

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 18: Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều

1. Hình tam giác đều

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Trong tam giác đều:

- Ba cạnh bằng nhau.

- Ba góc bằng nhau và bằng 600C.

Ví dụ 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là tam giác đều:

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Lời giải

Sử dụng thước thẳng đo lần lượt các cạnh của từng hình, ta nhận thấy:

Hình 1 có độ dài các cạnh bằng nhau. Do đó HÌnh 1 là tam giác đều.

2. Hình vuông

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Trong hình vuông:

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Bốn góc bằng nhau và bằng 900.

- Hai đường chéo bằng nhau.

Ví dụ 2. Vẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng 5cm.

Lời giải

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm;

Bước 2. Qua A dựng đường thẳng d vuông góc với AB, qua B dựng đường thẳng d’ vuông góc với AB.

Bước 3. Trên đường thẳng d lấy điểm D sao cho AD = 5cm, trên d’ lấy điểm C sao cho BC = 5cm.

Bước 4. Nối D với C ta được hình vuông ABCD.

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

3. Hình lục giác đều

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Hình lục giác đều có:

- Sáu cạnh bằng nhau.

- Sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng 1200.

- Ba đường chéo chính bằng nhau.

Ví dụ 3. Hãy quan sát hình vẽ:

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

a) Hãy kể tên các đường chéo chính của hình lục giác đều ABCDEF.

b) Hãy so sánh độ dài các đường chéo chính với nhau.

Lời giải

a) Các đường chéo chính của hình lục giác đều ABCDEF là: AD, BE, CF.

b) Sau khi đo độ dài ta thấy AD = BE = CF = 2,1 cm.

Bài tập Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều

Bài 1. Vẽ tam giác đều cạnh 3cm.

Lời giải

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.

Bước 2. Dùng compa vẽ đường tròn tâm A bán kính 3cm và đường tròn tâm B bán kính 3 cm.

Bước 3. Hai đường tròn này giao nhau tại C. Nối A với C, B với C ta được tam giác ABC đều.

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Bài 2. Người ta muốn đặt một trạm biến áp để đưa điện về sáu ngôi nhà. Phải đặt trạm biến áp ở đâu để khoảng cách từ trạm biến áp đến sáu ngôi nhà đều bằng nhau, biết rằng sáu ngôi nhà ở vị trí sáu đỉnh của lục giác đều.

Lời giải

Phải đặt trạm biến áp ở tâm O hình lục giác đều tạo bởi sáu ngôi nhà.

Vì độ dài các đường chéo chính của hình lục giác đều bằng nhau, mà O là trung điểm của các đường chéo đó nên khoảng cách từ tâm O đến các đỉnh của lục giác đều là bằng nhau hay nếu đặt trạm biến áp ở O thì khoảng cách từ trạm biến áp đến sáu ngôi nhà đều bằng nhau.

Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Học tốt Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều

Các bài học để học tốt Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều Toán lớp 6 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: