Làm tròn và ước lượng (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 30: Làm tròn và ước lượng hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.
Làm tròn và ước lượng (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức
Lý thuyết Làm tròn và ước lượng
1. Làm tròn số
Để làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn), ta làm như sau:
– Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+ Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.
– Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân
+ Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Ví dụ 1:
a) Làm tròn số 4, 12356 đến hàng phần trăm.
b) Làm tròn số 3124, 13 đến hàng trăm.
Lời giải:
a) Số 4, 12356
+ Bỏ đi các chữ số sau hàng phần trăm: bỏ đi 3; 5 và 6.
+ Vì số 3 bé hơn 5 nên chữ số 2 đứng trước nó giữ nguyên
Do đó làm tròn số 4, 12356 tới hàng phần trăm là 4, 12.
b) Số 3124, 13
+ Bỏ đi các chữ số sau hàng đơn vị là 1 và 3.
+ Thay các chữ số 2 và 4 bởi các số 0
+ Vì 2 < 5 nên chữ số hàng trăm là 1 được giữ nguyên
Làm tròn số 3124, 13 làm tròn đến hàng trăm ta được kết quả là 3100.
2. Ước lượng
Trong đời sống, đôi khi ta không quá quan tâm đến tính chính xác của kết quả mà chỉ cần ước lượng kết quả, tức là tìm một số gần sát với kết quả nhất. Để làm được việc ngày ta thường sẽ ước lượng các giá trị để có được kết quả ước lượng.
Có thể ước lượng kết quả bằng một trong các cách sau:
– Cắt bỏ bớt một hay nhiều chữ số ở phần thập phân của kết quả;
– Làm tròn kết quả tới một hàng thích hợp;
– Làm tròn các số hạng, thừa số, số bị chia, số chia có trong dãy phép tính cần thực hiện.
Ví dụ 2: Trong bốn số sau có một số là kết quả của phép tính 256, 3 + 892, 37 + 45. Bằng cách ước lượng, em hãy cho biết số đó là số nào.
(A) 1 190, 65
(B) 2 356, 67
(C) 1 193, 67
(D) 128, 67
Lời giải:
+) Làm tròn 256, 3 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 256
+) Làm tròn 892, 37 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 892
Do vậy tổng cần tính xấp xỉ bằng:
256 + 892 + 45 = (255 + 1) + 892 + 45 = (255 + 45) + (1 + 892)
= 300 + 893 = 1 193
Trong bốn đáp án, (B) và (D) quá xa với 1 193 nên loại (B), (D).
Ta thấy 1 193 gần (C) hơn nên khả năng (C) đúng.
Chú ý rằng tổng các chữ số hàng phần trăm là 7 nên (A) sai
Đáp án cần chọn: C
Bài tập Làm tròn và ước lượng
Bài 1: Làm tròn các số sau
a) 324, 1476 đến hàng phần nghìn
b) 25643, 17 đến hàng nghìn
c) 45, 678 đến hàng đơn vị
Lời giải:
a) Số 324, 1476
+ Bỏ đi các chữ số đằng sau hàng phần nghìn: bỏ đi số 6
+ Vì 6 lớn hơn 5 nên nên chữ số 7 đứng trước nó cộng thêm 1 đơn vị
Làm tròn số 324, 1476 đến hàng phần nghìn ta được kết quả là 324, 148.
b) Số 25643, 17
+ Bỏ đi các số 1; 7 sau hàng đơn vị.
+ Thay các chữ số 6, 4, 3 bởi số 0.
+ Vì 6 > 5 nên chữ số hàng nghìn cộng thêm 1 đơn vị
Làm tròn số 24643, 17 đến hàng nghìn ta được kết quả là 25000.
c) Số 45, 678
+ Bỏ đi các chữ số 6; 7; 8 sau hàng đơn vị
+ Vì 6 > 5 nên chữ số hàng đơn vị cộng thêm 1 đơn vị
Làm tròn số 45, 678 đến hàng đơn vị ta được kết quả 46.
Bài 2: Thực hiện phép chia 7, 4718 : 6 rồi làm tròn kết quả đến hàng phần mười
Lời giải:
Đặt tính ta có phép chia
Vậy 7, 4718 : 6 = 1, 2453
Làm tròn số 1, 2453 đến hàng phần mười
+ Bỏ đi các số sau hàng phần mười là 4; 5; 3
+ Vì 4 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số đằng trước nó.
Làm tròn số 1, 2453 đến hàng phần mười ta được kết quả 1, 2.
Bài 3: Một học sinh thực hiện phép tính 59, 67 – 24, 265 + 11, 12 được kết quả là 24, 945. Theo em, bạn học sinh đó tính đúng hay sai? Em hãy thực hiện phép tính để kiểm tra kết quả của mình.
Lời giải:
Ước lượng kết quả bằng cách làm tròn các số hạng đến hàng đơn vị, ta được:
60 – 24 + 11 = 47
Ta thấy con số này khác xa với số 24, 945 nên nhiều khả năng bạn học sinh đó tính toán sai. Tính toán lại, ta được:
59, 67 – 24, 265 + 11, 12 = (59, 670 – 24, 265) + 11, 120
= 35, 405 + 11, 120 = 46, 525.
Học tốt Làm tròn và ước lượng
Các bài học để học tốt Làm tròn và ước lượng Toán lớp 6 hay khác: