Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.
Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức
Lý thuyết Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
1. Đoạn thẳng
- Đoạn thẳng AB, hay đoạn thẳng BA, là hình gồm 2 điểm A, B cùng với tất cả các điểm nằm giữa A và B.
- A; B là hai đầu mút (mút) của đoạn thẳng AB.
Ví dụ 1: Đọc tên các đoạn thẳng có trong hình:
Các đoạn thẳng có trong hình là: AB; BC; CD; DA.
2. Độ dài đoạn thẳng
a) Độ dài đoạn thẳng
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi chọn một đơn vị độ dài thì độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương (thường viết kèm đơn vị).
- Độ dài đoạn thẳng AB còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. Ta quy ước khoảng cách giữa hai điểm trùng nhau bằng 0 (đơn vị).
- Đơn vị đo độ dài đoạn thẳng: mm; cm; dm; m; km…
Ví dụ 2: Quan sát hình vẽ
Ta thấy:
+ Độ dài đoạn thẳng AB là 1cm.
+ Độ dài đoạn thẳng CD là 3cm.
+ Độ dài đoạn thẳng MN là 6cm.
b) So sánh độ dài đoạn thẳng
- Hai đoạn thẳng AB và EG có cùng độ dài. Ta viết AB = EG và nói đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng EG.
- Đoạn thẳng AB có độ dài nhỏ nhơn đoạn thẳng CD. Ta viết AB < CD và nói AB ngắn hơn CD hoặc CD > AB và nói CD dài hơn AB.
c) Đo độ dài đoạn thẳng
Để đo độ dài đoạn thẳng ta làm như sau:
Bước 1: Đặt thước trùng với đường thẳng sao cho vạch 0 của thước trùng với một đầu mút của đoạn thẳng.
Bước 2: Quan sát xem đầu mút còn lại trùng với vạch mấy của thước thì số chỉ ở vạch đó chính là độ dài đoạn thẳng.
Chú ý: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
Bài tập Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Bài 1: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình
Lời giải:
Các đoạn thẳng có trong hình là AB; AC; BC; BD; CD.
Bài 2: Có đoạn thẳng OA = 7cm. Xác định vị trí của điểm B (bằng cách vẽ hình) nằm cách A một khoảng 2cm trên đường thẳng OA trong mỗi trường hợp sau:
a) Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A;
b) Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A.
Lời giải:
a) Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A
b) Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A
Bài 3: Cho M và N là hai điểm cùng nằm giữa điểm E và F. Tính độ dài của đoạn thẳng MN, biết rằng EF = 12cm; EM = 4cm và NF = 5cm.
Lời giải:
Điểm N nằm giữa điểm E và điểm F nên
EN + NF = EF
Thay số: EN + 5 = 12
EN = 12 – 5
EN = 7cm
Lại có M nằm giữa E và N nên
EM + MN = EN
Thay số: 4 + MN = 7
MN = 7 – 4
MN = 3cm
Vậy MN = 3cm
Học tốt Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Các bài học để học tốt Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng Toán lớp 6 hay khác: