Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 2)
Câu 1: Đông Nam Á là cầu nối lục địa
A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á – Âu.
Gợi ý: Xem lại vị trị địa lí của Đông Nam Á.
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
Chọn: A.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú và mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Chọn: A.
Câu 3: Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Gợi ý: Xem lại kiến thức đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á.
Giải thích giải: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.
Chọn: C.
Câu 4: Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
B. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Gợi ý: Xem lại kiến thức phân bố dân cư ở Đông Nam Á.
Giải thích giải: Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân).
Chọn: C.
Câu 5: Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. có nhiều tài nguyên rừng.
B. giàu có về tài nguyên khoáng sản.
C. hầu hết các nước giáp biển.
D. có nền kinh tế phát triển.
Gợi ý: Chú ý cụm từ “phát triển ngành khai khoáng”.
Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu cho phát triển kinh tế.
Chọn: B.
Câu 6: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. nghèo tài nguyên khoáng sản.
B. không có đồng bằng lớn.
C. lượng mưa quanh năm không đáng kể.
D. chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai.
Gợi ý: Xem lại kiến thức về thuận lợi của tự nhiên Đông Nam Á
Giải thích: Khu vực Đông Nam Áchịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa,…).
Chọn đáp án D
Câu 7: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:
A. Phát triển lâm nghiệp.
B. Phát triển thủy điện.
C. Phát triển chăn nuôi.
D. Phát triển kinh tế biển.
Gợi ý: Xem lại kiến thức đánh giá điều kiện tự nhiên Đông Nam Á.
Giải thích giải: Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải.
Chọn: D.
Câu 8: Đông Nam Á có những loại khoáng sản chủ yếu nào dưới đây?
A. Than, dầu mỏ, khí đốt, thiếc, vàng.
B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, vàng.
C. Than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng.
D. Dầu mỏ, khí đốt, than, kim cương, vàng.
Gợi ý: Xem lại kiến thức về khoáng sản Đông Nam Á.
Giải thích: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản. Một số loại khoáng sản chủ yếu ở Đông Nam Á là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng và thiếc.
Chọn: C.
Câu 9: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
A. hợp tác cùng phát triển.
B. phát triển du lịch.
C. ổn định chính trị.
D. hội nhập kinh tế.
Gợi ý: Xem lại kiến thức về đặc điểm xã hội Đông Nam Á.
Giải thích: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,...).
Chọn đáp án A
Câu 10: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, đó là
A. văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
B. văn hóa Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
C. văn hóa Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu – Hàn.
D. văn hóa Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
Gợi ý: Xem lại kiến thức văn hóa – xã hội Đông Nam Á.
Giải thích: Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ), Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại (Phật giáo ở Lào, Cam-pu chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam; Thiên Chúa giáo ở hầu khắp các nước, đặc biệt là Phi lip-pin với 80% dân số ; Hồi giáo ở Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, chiếm trên 80% dân số).
Chọn: A.
Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là
A. đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi.
B. có nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
D. Núi thường thấp dưới 3000m.
Gợi ý: Liên hệ đến đặc điểm địa hình nổi bật của hai khu vực.
Giải thích: Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương). Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động.
=> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là có nhiều núi lửa đang hoạt động.
Chọn đáp án B
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam.
B. phần lớn có khí hậu xích đạo.
C. sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức về đặc điểm tư nhiên của Đông Nam Á lục địa.
Giải thích: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:
- Địa hình hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn.
=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa.
Chọn đáp án B
Câu 13: Đặc điểm của Đông Nam Á hải đảo không phải là
A. khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới.
B. ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.
C. sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á hải đảo.
Giải thích:
- Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ.
- Đông Nam Á biển đảo ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000 m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Niu Ghi-nê...
- Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
- Đông Nam Á biển đảo có sông ngắn, nhỏ -> Ý C sai.
Chọn: C.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Có dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng.
C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Gợi ý: Liên hệ đặc điểm dân cư Đông Nam Á.
Giải thích: Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:
- Dân số đông, mật độ dân số cao.
- Dân số trẻ.
- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Chọn đáp án B
Câu 15: Đông Nam Á có nhiều núi lửa đang hoạt động do
A. nằm trong vàng đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
B. nằm kề vành đai lửa Thái Bình Dương.
C. nằm trong vành đai sinh khoáng địa trung hải.
D. nằm trong vùng có gió mùa điển hình của châu Á.
Gợi ý: Chú ý cụm từ “nhiều núi lửa đang hoạt động”.
Giải thích: Đông Nam Á có vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…
Chọn: B.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: