X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 11

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1(có đáp án): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (phần 1)


Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1(có đáp án): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (phần 1)

Câu 1. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Đông Á.       B.Nam Á.

C. Bắc Á.       D.Tây Á.

Câu 2. Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là

A. Hô-cai-đô.       B.Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.       D.Kiu-xiu.

Câu 3. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là

A. Hôn-su.       B. Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.       D. Kiu-xiu.

Câu 4. Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.

B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.

C. Nghèo khoáng sản.

D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

A. Lượng mưa tương đối cao.

B. Thay đổi từ bắc xuống nam.

C. Có sự khác nhau theo mùa.

D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 6. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của

A. Phía bắc Nhật Bản.

B. Phía nam Nhật Bản.

C. Khu vực trung tâm Nhật Bản.

D. Ven biển Nhật Bản.

Câu 7. Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

A. Đảo Hô-cai-đô.

B. Đảo Kiu-xiu.

C. Đảo Hôn-su.

D. Các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Câu 8. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là

A. Dầu mỏ và khí đốt.

B. Sắt và mangan.

C. Than đá và đồng.

D. Bôxit và apatit.

Câu 9. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. Có nhiều bão, sóng thần.

B. Có diện tích rộng nhất.

C. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12:

Câu 10. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là

A. Quy mô không lớn.

B. Tập trung chủ yếu ở miền núi.

C. Tốc độ gia tăng dân số cao.

D. Dân số già.

Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

A. Là nước đông dân.

B. Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

D. Dân số già.

Câu 12. Từ năm 1950 đến năm 2014, dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng

A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm nhanh.

B. Số dân tăng lên nhanh chóng.

C. Tỉ lệ người từ 15 – 64 không thay đổi.

D. Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm chậm.

Câu 13. Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động

A. Là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

B. Đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác.

C. Là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác.

D. Có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Câu 14. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là

A. Không có tinh thần đoàn kết.

B. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

C. Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.

D. Năng động nhưng không cần cù.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào làm hco nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973?

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư.

B. Tập rung cao độ và phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những tổ chức sản xuấ nhỏ, thủ công.

D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản.

Câu 16. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

A. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

D. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Câu 17. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Có nhiều thiên tai.

B. Khủng hoảng dầu mỏ thế giới.

C. Khủng hoảng tài chính thế giới.

D. Cạn kiệt về tài nguyên khóng sản.

Câu 18. Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị: %)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.

B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.

C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định.

D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: