Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2 (có đáp án): Kinh tế (phần 3)
Câu 12: Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
D. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức sự phân bố của các ngành công nghiệp Đông Nam Á.
Giải thích: Ngoài một số ngành như khai thác khoảng sản, kim loại, dệt may, sản xuất hang tiêu dùng,… thì ngành khai thác dầu khí cũng đang phát triển nhanh, đặc biệt ở một số nước như: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Ma-lai-xi-a.
Chọn: A.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?
A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.
B. Số lượng gia súc khá lớn.
C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò, lợn, gia cầm.
D. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức về ngành chăn nuôi Đông Nam Á.
Giải thích: Các đặc điểm của ngành chăn nuôi Đông Nam Á:
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính.
- Số lượng gia súc khá lớn; trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều.
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
=> Vậy, đặc điểm “chăn nuôi đã trở thành ngành chính” là không đúng với ngành chăn nuôi Đông Nam Á.
Chọn đáp án A
Câu 14: Các nước nuôi nhiều gia súc lớn không phải
A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Campuchia và Việt Nam.
B. Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam.
C. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
Gợi ý: Liên hệ kiến thức ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á.
Giải thích: Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a. Thái Lan và Việt Nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Chọn: C.
Câu 15: Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là
A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.
D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Giải thích: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng: Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ năng cho người lao động, chú trọng phát triển sản xuất các mặt hang xuất khẩu.
Chọn: B.
Câu 16: Quốc gia nào dưới đây đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á?
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. Ma-lai-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a.
Giải thích: Việt Nam và Thái Lan luôn là hai nước cạnh tranh nhất nhì về xuất khẩu lúa gạo của khu vực Đông Nam Á ra thế giới nhưng In-dô-nê-xi-a lại là nước có sản lượng lúa gạo cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Năm 2004 In-dô-nê-xi-a đạt 53,1 triệu tấn.
Chọn: D.
Câu 17: Các quốc gia nào dưới đây đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á?
A. Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan, Việt Nam.
C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
Giải thích: In-dô-nê-xi-a là nước có sản lượng lúa gạo cao nhất trong các nước Đông Nam Á nhưng do dân số đông nên chủ yếu chỉ dùng trong nước. Việt Nam và Thái Lan mới là hai nước cạnh tranh nhất nhì về xuất khẩu lúa gạo của khu vực Đông Nam Á ra thế giới.
Chọn: B.
Câu 18: Quốc gia nào đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây?
A. Thái Lan.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam.
D. Phi-lip-pin.
Giải thích: Sản lượng cá đánh bắt được của 3 nước đứng đầu Đông Nam Á là: In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn).
Chọn: B.
Câu 19: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Khai thác thế mạnh về đất đai
C. Thay thế cây lương thực.
D. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
Giải thích: Đông Nam Á là nơi cung cấp nhiều sản phẩm từ cây lấy sợi, cây lấy dầu. Các sản phẩm từ cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu để thu về nguồn ngoại tệ cho mỗi quốc gia.
Chọn: D.
Câu 20: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là
A. thế mạnh về trồng cây lương thực.
B. thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
C. thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
D. thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Giải thích: Các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh có khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Chọn: C.
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do
A. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
B. năng suất tăng lên nhanh chóng.
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
D. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.
Giải thích: Hiện nay, diện tích trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm với nguyên nhân chủ yếu là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đất ở, mở rộng các khu đô thị, giao thông,…), chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,…).
Chọn: C.
Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu các cây công nghiệp dài ngày (Cà phê, cao su, hồ tiêu,..) được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á là do
A. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.
B. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
C. thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.
D. quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.
Giải thích: Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là một số cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,…
Chọn: A.
Câu 23: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là do
A. công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
B. những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
D. nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Giải thích: Đông Nam Á là một trong những khu vực chưa phát triển, sản lượng lương thực sản xuất được chủ yếu dùng để tiêu dùng trong các hộ gia đình vì vậy cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo cùng với đó là vốn đầu tư cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
Chọn: C.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: