X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 11

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 3)


Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 3)

Câu 16: Dân cư các nước Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước là do

A. có nền văn hóa, tôn giáo phong phú đa dạng.

B. phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.

C. dân số đông ở nhiều quốc gia.

D. một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?

A. Tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

B. Nguồn lao động dồi dào, đông gây sức ép lớn về việc làm.

C. Chất lượng nguồn lao động ở một số nước chưa cao.

D. Trình độ chuyên môn của lao động phân bố không đều.

Câu 18: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do

A. biển ngăn cách.

B. phải phá nhiều rừng đặc dụng.

C. không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

D. các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

Câu 19: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.

B. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địvới Đông Nam Á hải đảo.

C. Mở rộng các vùng hậu phương cho các cảng của các quốc gia ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Câu 20: Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là:

A. Bán đảo Đông Dương.

B. Bán đảo Mã Lai.

C. Bán đảo Trung - Ấn.

D. Bán đảo Tiểu Á.

Câu 21: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là

A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

C. lao động không cần cù, siêng năng.

D. thiếu sự dẻo dai, năng động.

Câu 22: Các quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây?

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Câu 23: Nguyên nhân khu vực Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng là do

A. nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, hai lục địa và nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

C. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

D. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

Câu 24: Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là đảo nào dưới đây?

A. Gia-va.

B. Lu-xôn.

C. Xu-ma-tra.

D. Ca-li-man-tan.

Câu 25: Vì sao các quốc gia Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản?

A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.

C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Câu 26: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do

A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.

B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

D. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

Câu 27: Sản lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người của Đông Nam Á thấp là do

A. Đông Nam Á chủ yếu phát triển nhiệt điện.

B. Sản lượng điện cao nhưng dân số đông.

C. Sản lượng điện thấp và dân số đông.

D. Đông Nam Á chủ yếu phát triển thủy điện.

Câu 28: Phát triển giao thông theo hướng Đông – Tây của Đông Nam Á lục địa có vai trò nào dưới đây?

A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong nước và giữa các nước.

B. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước.

C. Tăng cường giao thương kinh tế qua các cửa khẩu.

D. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng hậu phương cảng.

Câu 29: Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?

A. Miền Trung.

B. Miền Bắc.

C. Miền Nam.

D. Cả nước.

Câu 30: “Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do:

A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.

B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và đại Dương.

D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: