Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 3)
Câu 16: Nhận xét nào đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga?
A. Tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
B. Tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.
C. Tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.
D. Tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
Đáp án A.
Giải thích: Dân cư ở Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc. Do phía đông và bắc có khí hậu khắc nghiệt, băng tuyết bao phủ nhiều ngày trong năm gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất công – nông, sinh hoạt,…
Câu 17: Liên bang Nga không giáp với biển nào dưới đây?
A. biển Ban Tích.
B. biển Đen.
C. biển Aran.
D. biển Caxpi.
Đáp án C.
Giải thích: Liên bang Nga giáp với các biển sau: biển Ban Tích, biển Đen và biển Caxpi.
Câu 18: Thế mạnh nổi bật ở phần lãnh thổ phía tây Liên Bang Nga là
A. chăn nuôi gia súc.
B. sản xuất lương thực.
C. trồng cây công nghiệp.
D. phát triển thủy điện.
Đáp án B.
Giải thích: Lãnh thổ phía Tây Liên Bang Nga đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia -> thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực, đây là thế mạnh nổi bật của vùng Tây Liên Bang Nga.
Câu 19: Hệ thống sông nào sau đây có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên Bang Nga?
A. Sông Vôn-ga.
C. Sông Lê-na.
B. Sông Ô-bi.
D. Sông Ê-nit-xây.
Đáp án D.
Giải thích: Khai thác thông tin phần điều kiện tự nhiên. Các con sông có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên Bang Nga giảm dần là: Sông Ê-nit-xây, sông Ô-bi, sông Lê-na
Câu 20: Liên bang Nga có đường biên giới dài khoảng
A. Hơn 20 000 km.
B. Hơn 30 000 km.
C. Hơn 40 000 km.
D. Hơn 50 000 km.
Đáp án C.
Giải thích: Liên Bang Nga có đường biên giới dài gần bằng đường xích đạo, tương đương khoảng 40 000 km.
Câu 21: Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Vùng Đồng bằng Đông Âu.
B. Vùng Đồng bằng Tây Xi – bia.
C. Vùng Xi – bia.
D. Vùng ven biển Thái Bình Dương.
Đáp án A.
Giải thích: Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng Đông Âu vì đây là khu vực đồng bằng, đất đai màu mỡ, khí hậu ấm áp và tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Liên Bang Nga.
Câu 22: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là hồ nào dưới đây?
A. Hồ Victoria.
B. Hồ Superior.
C. hồ Baikal.
D. Biển Caspi.
Đáp án C.
Giải thích:
- Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất tại châu Phi và lớn thứ hai thế giới.
- Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km²), nhưng hồ Baikal ở Siberia, LB Nga lớn hơn tính theo thể tích, cũng là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
- Biển Caspi thực chất là một hồ nước do nằm hoàn toàn trên đất liền, không liên kết với biển và đại dương khác. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.
Câu 23: Yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt?
A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Địa hình chủ yếu là đầm lầy.
C. Đất đai kém màu mỡ.
D. Khí hậu lạnh giá.
Đáp án D.
Giải thích:
- Phần lãnh thổ phía Bắc Liên Bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt gây khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế. Vì vậy ở vùng phía Bắc cũng như Đông Bắc lãnh thổ có dân cư thưa thớt.
- Khó khăn về địa hình núi, cao nguyên có thể khắc phục được bằng việc phát huy lợi thế của mỗi dạng địa hình để phát triển kinh tế (trồng rừng, thủy điện, khai thác khoáng sản).
Vậy khó khăn nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư thưa thớt là khí hậu lạnh giá.
Câu 24: Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Vùng Đồng bằng Đông Âu.
B. Vùng Đồng bằng Tây Xi – bia.
C. Vùng Xi – bia
D. Vùng ven biển Thái Bình Dương.
Đáp án A.
Giải thích: Dân cư tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Đông Âu do đây là khu vực có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú - sinh hoạt, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga,... Còn phần lãnh thổ phía Bắc, Tây của Liên Bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt, địa hình núi cao,… nên khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế. Vì vậy, dân cư phân bố ở khu vực này thưa thớt.
Câu 25: “Trên 70% dân số Liên Bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga?
A. Hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa.
B. Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nền văn hóa độc đáo, đa dạng.
Đáp án A.
Giải thích:
- Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội,...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.
- Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh đã góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý - quy hoạch phát triển dân số hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội,…
Câu 26: Liên Bang Nga là nước đầu tiên
A. đưa người lên sao Hỏa.
B. đưa người đến châu Nam Cực.
C. đưa người lên vũ trụ.
D. thử vũ khí hạt nhân.
Đáp án C.
Giải thích: LB Nga là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ Khi Liên Xô là cường quốc trong thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX, đã chiếm tới 1/3 số bằng phát minh sáng chế của thế giới, LB Nga là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản.
Câu 27: Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là
A. dân số tăng nhanh.
B. thiếu nguồn lao động.
C. tuổi thọ trung bình thấp.
D. nhiều thành phần dân tộc.
Đáp án B.
Giải thích: Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm dần, gia tăng tự nhiên ở chỉ số âm kết hợp với số người di cư ra nước ngoài đông làm cho dân số suy giảm, tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm gây nên vấn đề thiếu hụt nguồn lao động cho phát triển kinh tế. Đây là vấn đề dân số đang được Nhà nước hết sức quan tâm hiện nay.
Câu 28: Người dân Nga có trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ là 99%. Đây là yếu tố thuận lợi nhất để giúp Liên Bang Nga
A. phát triển các ngành cần nhiều lao động.
B. tiếp thụ khoa học – kĩ thuật thế giới và đầu tư nước ngoài.
C. có đời sống văn hóa – chính trị ổn định.
D. phát triển mạnh các ngành khoa học cơ bản.
Đáp án B.
Giải thích: Người dân Nga có trình độ học vấn khá cao. Tỉ lệ biết chữ 99%. Đây là yếu tố thuận lợi giúp LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học, kĩ thuật của thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 29: Cho bảng số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LIÊN BANG NGA (Đơn vị : %)
Nhận xét chưa đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga trong giai đoạn 1998 – 2005 là
A. sau năm 2000, tốc độ tăng trưởng không đều song vẫn giữ ở mức tương đối cao.
B. sau năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục.
C. năm 2000 Liên Bang Nga có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.
D. tốc độ tăng trưởng GDP của Nga tăng mạnh từ 1998 – 2005.
Đáp án B.
Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- GDP của Nga tăng lên (cả giai đoạn tăng 11,3%) nhưng không ổn định -> Ý A, D đúng.
- Giai đoạn 1998 – 2000 tăng lên, tăng thêm 14,9%.
- Giai đoạn 2000 – 2001 giảm (4,9%) nhưng năm 2000 có tốc độ tăng trưởng cao nhất (10%) -> C đúng.
- Giai đoạn 2001 – 2003 tăng và tăng thêm 2,2%.
- Giai đoạn 2003 – 2005 giảm và giảm 0,9% -> Ý B sai.
Câu 30: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.
B. Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.
C. Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1,1 triệu người.
D. Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.
Đáp án A.
Giải thích: Qua biểu đồ, rút ra nhận xét dưới đây:
- Nhìn chung cả giai đoạn 1991 – 2015 dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm nhưng còn biến động (từ 148,3 triệu người xuống 144,3 triệu người).
+ Giai đoạn 1991 – 2015: dân số giảm liên tục, từ 148,3 triệu người xuống 143,2 triệu người (giảm 5,1 triệu người).
+ Giai đoạn 2010 – 2015: dân số tăng lên từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người (tăng 1,1 triệu người).
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: