Bài tập trắc nghiệm Phản ứng NO trong môi trường bazơ
Bài tập trắc nghiệm Phản ứng NO trong môi trường bazơ
Câu 1: Cho Zn vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và NaOH loãng dư. Hiện tượng qua sát được là:
A. Kim loại tan có khí không màu, không mùi nhẹ hơn không khí thoát ra.
B. Kim loại tan dần có khí mùi khai thoát ra làm xanh quỳ ẩm.
C. Kim tan dần thu được kết tủa màu trắng.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 2: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau;
Al + KOH + NaNO3 + H2O → NaAlO2 + KAlO2 + NH3↑
A.27 B.28 C.29 D.30
Câu 3: Để nhận biết ion NO3- thường dùng thuốc thử là Cu và dung dịch H2SO4 loãng bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu. B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa màu vàng. D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 4: Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng:
A. 0.56 lít B. 1.12 lít C. 1.17 lít D. 2.24 lít
Câu 5: Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. Thể tích khí NO (ở đktc) bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là?
A. 1,49 lít B. 0,149lít C. 14,9lít D. 9,14 lít.
Câu 6: Cho 19,2g Cu vào 500ml dd NaNO3 1M sau đó thêm vào 500ml dd HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu được dd X và x lít khí NO duy nhất(đktc). Phải thêm bao nhiêu V(ml) dd NaOH 1M vào dd X để kết tủa hết ion Cu2+ . Giá trị V là :
A. 800ml B. 600ml C. 400ml D. 120ml
Câu 7: Cho m(g) Al vào lượng dư dd hỗn hợp gồm KNO3 và NaOH. Sau khi kết thúc phản ứng thấy có 6,72 lít khí không màu mùi khai (đktc) thoát ra. Giá trị m là:
A. 13,5 B.21,6 C. 16,2 D. 5,4
Câu 8: Hoà tan 2,7g Al vào 100ml dd hỗn hợp gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M. sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít hh khí ở đktc. Giá trị của V là:
A. 0,672 lít B. 1,008lít C. 1,344lít D. 1,512lít
Câu 9: Hòa tan hết 6,5 g Zn vào 200ml dd hỗn hợp gồm KNO3 0,1M và NaOH 0,5M. Két thúc phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí ở đktc. Giá trị của V là:
A. 0,448 lít B. 0,784 lít C. 0,896 lít D. 1,12 lít
Câu 10: Cho 7,68 g Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 19,76g B. 20,16g C. 19,20g D. 22,56g
Đáp án và hướng dẫn giải
1. B | 2. C | 3. D | 4. C | 5. A |
6. A | 7. B | 8. A | 9. A | 10. A |
Câu 5:
nCu dư(1) = 0,1 mol; Cho Cu dư phản ứng với NO3- và H+ thì thu được số mol NO là: nNO = 0,1.2/3 = 0,2/3 mol
=> V 0,2.22,4/3 = 1,49 lít
Câu 6:
Dd X gồm : H+ 0,2 mol ; Cu2+ 0,3 mol ; NO3- 0,3 mol ; Na+ 0,5 mol ; Cl- 1 mol
Để kết tủa hết Cu2+: nNaOH = 0,2 + 0,3.2 = 0,8 mol
=> V = 0,8 lít
Câu 7:
nAl = 8nNH3 /3 = 8.0,3/3 = 0,8 mol => m = 0,8.27 = 21,6 gam
Câu 8:
nNH3 = nNO3- = 0,03 mol => V = 0,03.224 = 0,672 lít
Câu 10:
Dd sau phản ứng gồm: Cu2+ 0,12 mol; NO3- 0,04 mol; SO42- 0,1 mol
m = mCu2+ + mNO3- + mSO42- = 64.0,12 + 62.0,04 + 96.0,1 = 19,76 g
Tham khảo các bài Chuyên đề 2 Hóa 11 khác:
- Nitơ
- Amoniac và muối amoni
- Axit nitoric và muối nitrat
- Axit photphoric và muối photphonat
- Phân bón hóa học
- Hiệu suất trong tổng hợp NH3
- Bài tập trắc nghiệm Hiệu suất trong tổng hợp NH3
- Phản ứng tạo phức của NH3
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tạo phức của NH3
- Phản ứng muối amoni
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng muối amoni
- Kim loại tác dụng với HNO3
- Bài tập trắc nghiệm Kim loại tác dụng với HNO3
- Oxit kim loại tác dụng với HNO3
- Bài tập trắc nghiệm Oxit kim loại tác dụng với HNO3
- Phản ứng NO3- trong môi trường bazơ
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng NO3- trong môi trường bazơ
- Nhiệt phân muối NO3-
- Bài tập trắc nghiệm Nhiệt phân muối NO3-
- Photpho và hợp chất của photpho
- Bài tập trắc nghiệm Photpho và hợp chất của photpho
- Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ
- Bài tập trắc nghiệm Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ