Bài tập trắc nghiệm Phản ứng muối amoni
Bài tập trắc nghiệm Phản ứng muối amoni
Câu 1: Có những nhận định sau về muối amoni:
(1) Tất cả muối amoni đều tan trong nước;
(2) Các muối amoni đều là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn tạo ra ion NH4+ có môi trường bazơ;
(3) Muối amoni đều phản ứng với dd kiềm giải phóng khí amoniac;
(4) Muối amoni kém bền đối với nhiệt.
Nhóm gồm các nhận định đúng :
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 2: Trộn lẫn dd muối (NH4)2SO4 với dd Ba(NO2)2 rồi đun nóng thì thu được chất khí X. X là :
A. NO2 B. N2 C. NO D. N2O
Câu 3: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4NO2 to→ N2↑ + 2H2O B. NH4NO3 to→ NH3↑ + HNO3
C. NH4Cl to→ NH3↑ + HCl D. NH4HCO3 to→ NH3↑+ H2O + CO2
Câu 4: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây sinh ra đồng thời cả kết tủa, khí và chất điện li yếu:
A. (NH4)2CO3 + Ba(OH)2 B. (NH4)2SO4 + Ba(HCO3)2 →
C. (NH4)2CO3 + HCl → D. NH4NO3 + Ba(OH)2 →
Câu 5: Cho 2,92g hh X gồm NH4NO3 và (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với 400 ml dd NaOH thu được 0,896 lít khí.Tìm pH của dd NaOH đã dùng.
A.11 B.12 C.13 D.14
Câu 6: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dd X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 g một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lit (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dd X là:
A. 1M và 1M B. 2M và 2M C. 1M và 2M D. 2M và 2M
Câu 7: Cho dd NH4NO3 tác dụng vừa đủ với dd hiđroxit của kim loại R (to), thu được 4,48 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được 26,1 gam muối khan. Kim loại R là:
A. Canxi B. Kali C. Na D. Bari
Câu 8: Cho dd (NH4)2SO4 20% vừa đủ vào cốc đựng 800 gam dd Ba(OH)2 8,55% (to). Phản ứng hoàn toàn, trong cốc có m gam chất lỏng (bỏ qua sự bay hơi của nước). Giá trị của m là:
A. 1050,4 gam B. 693,2 gam C. 970,8 gam D. 957,2 gam
Câu 9: Cho 42,8 gam NH4Cl vào cốc sứ nặng 500 gam, nung cốc đến khối lượng không đổi thấy khối lượng cốc = m gam. Giá trị của m là:
A. 542,8 gam B. 529,2 gam C. 513,6 gam D. Kết quả khác
Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 28,8 gam (NH4)2CO3 ở nhiệt độ cao thu được V lit khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 20,16 lít D.8,96 lít
Đáp án và hướng dẫn giải
1. C | 2. B | 3. B | 4. A | 5. C |
6. A | 7. D | 8. A | 9. B | 10. A |
Câu 5:
nNH4NO3 = 0,02 mol; n(NH4)2SO4 = 0,01 mol
=> nNaOH = 0,02 + 0,01.2 = 0,04
→ CM(NaOH) = 0,04/0,4 = 0,1 => pH =13
Câu 6:
nSO42- = nBaSO4 = 23.3/233 =0,1 mol; nNH4+ = nNH3 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
nNO3- = 0,3-2.0,1 = 0,1 mol
=> CM((NH4)2SO4) = 0,1/0,1 = 1M; CM(NH4NO3) = 0,1/0,1 = 1M
Câu 7:
Gọi hóa trị của R là n.
nNH4NO3 = 0,2 mol => nR(OH)n = 0,2/n mol
M = mNO3- + mR = 0,2.62 + 0,2.R/n = 26,1
=> R = 137 và n = 2 => R là Ba
Câu 9:
nNH4Cl = 42,8/53,5 = 0,8 mol => m = 42,8 + 500 – 0,8.17 = 529,2 gam.
Câu 10:
n(NH4)2CO3 = 28,8/96 = 0,3 mol => nNH3 = 0,3.2 = 0,6 mol => V = 0,6.22,4 = 13,44 lít
Tham khảo các bài Chuyên đề 2 Hóa 11 khác:
- Nitơ
- Amoniac và muối amoni
- Axit nitoric và muối nitrat
- Axit photphoric và muối photphonat
- Phân bón hóa học
- Hiệu suất trong tổng hợp NH3
- Bài tập trắc nghiệm Hiệu suất trong tổng hợp NH3
- Phản ứng tạo phức của NH3
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tạo phức của NH3
- Phản ứng muối amoni
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng muối amoni
- Kim loại tác dụng với HNO3
- Bài tập trắc nghiệm Kim loại tác dụng với HNO3
- Oxit kim loại tác dụng với HNO3
- Bài tập trắc nghiệm Oxit kim loại tác dụng với HNO3
- Phản ứng NO3- trong môi trường bazơ
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng NO3- trong môi trường bazơ
- Nhiệt phân muối NO3-
- Bài tập trắc nghiệm Nhiệt phân muối NO3-
- Photpho và hợp chất của photpho
- Bài tập trắc nghiệm Photpho và hợp chất của photpho
- Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ
- Bài tập trắc nghiệm Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ