Nitơ


Nitơ

I. Cấu tạo phân tử

Nhóm VA có cấu hình electron ngoài cùng là : ns2np3 .

Nên vừa thể hiện được tính oxh và tính khử.

- Cấu hình electron của N2 : 1s22s22p3

- CTCT : N ≡ N

- CTPT : N2

Số OXH của N2 : -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5

II.Tính chất vật lý

- Là chất khí không màu , không mùi , không vị, hơi nhẹ hơn không khí ( d = 28/29) , hóa lỏng ở -196oC.

- Nitơ ít tan trong nước , hoá lỏng và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp. Không duy trì sự cháy và sự hô hấp (không độc).

III.Tính chất hóa học

1-Tính oxi hoá : Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.

a) Tác dụng với hidrô

Ở nhiệt độ cao , áp suất cao và có xúc tác .Nitơ phản ứng với hidrô tạo amoniac .

N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 ΔH = -92KJ

b)Tác dụng với kim loại

- Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua :

6Li + N2 → 2Li3N

- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại :

3Mg + N2 → Mg3N2 (magie nitrua)

Các nitrua dễ bị thủy phân tạo NH3

• Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn .

2-Tính khử:

- Ở nhiệt độ cao ( 3000oC) Nitơ phản ứng với oxi tạo nitơ monoxit

N2 + O2 → 2NO ( không màu ) (3000oC)

- Ở điều kiện thường, nitơ monoxit tác dụng với oxi không khí tạo nitơ dioxit màu nâu đỏ

2NO + O2 → 2NO2

• Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

- Các oxit khác của nitơ :N2O , N2O3, N2O5 không điều chế được trực tiếp từ niơ và oxi

IV. Điều chế

a) Trong công nghiệp:

b) Trong phòng thí nghiệm :

Nhiệt phân muối nitrit

NH4NO2 to→ N2↑ + 2H2O

NH4Cl + NaNO2 to→ N2 ↑ + NaCl +2H2O (5000oC)

NH4NO3 to→ N2 ↑+ 2H2O (5000oC)

Tham khảo các bài Chuyên đề 2 Hóa 11 khác: