Top 100 Đề thi Ngữ Văn 6 Cánh diều có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều năm học 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 6.
Mục lục Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất
Chỉ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 6 Cánh diều (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 1 Cánh diều
Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Cánh diều năm 2023 (3 đề)
[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án - Cánh diều (4 đề)
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 1 Cánh diều
[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 có đáp án - Cánh diều (10 đề)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất - Cánh diều
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 năm 2023 có ma trận - Cánh diều (20 đề)
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 Cánh diều
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án (5 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 Cánh diều năm 2023 tải nhiều nhất (5 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có ma trận (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 2 Cánh diều
Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có đáp án (5 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 Cánh diều năm 2023 tải nhiều nhất (7 đề)
Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 có ma trận (10 đề)
Xem thêm Đề thi Ngữ Văn lớp 6 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”
(Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao?
Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai”
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Nội dung nào không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích?
A. Là loại truyện dân gian có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc
B. Truyện dân gian, kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,
C. Truyện dân gian thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...
D. Là truyện cổ dân gian; kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và tìm ra từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), ít nhất mỗi loại một từ.
Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Câu 3. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
Câu 4. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế." và "Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh" cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
Câu 5. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. Em hiểu thế nào là “kết thúc có hậu
Hãy nêu ví dụ về "kết thúc có hậu" của một vài truyện cổ tích mà em đã đọc.
Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)
Câu 1. Tìm thêm một số từ ghép tả
a) màu đỏ, ví dụ: đỏ au,…
b) màu xanh, ví dụ: xanh ngắt,…
c) màu trắng, ví dụ: trắng muối...
Câu 2. Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:
- Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)
- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)
- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bộ gặm cỏ (Sọ Dừa)
a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom
b) Gọi tà âm thanh, ví dụ: ríu rít.
Phần 3: Làm văn (4 điểm)
Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… “Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu
Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau: “Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ”. Nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó.
Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng
Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng để bảo vệ môi trường hiện nay.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân trong gia đình
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai?
A. Viên quan
B. Em bé
C. Vua
D. Cha em bé
Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?
A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh
B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên
C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh
D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua
Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật bất hạnh
B. Nhân vật có tài năng
C. Nhân vật ngốc nghếch
D. Nhân vật thông minh
Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?
A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự
B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án
C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi
D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ
Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?
A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo
B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên
C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán
D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn
Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì?
A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé
B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh
C. Vua rất quý trọng những người thông minh
D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo
Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua
B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé
C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố
D. Sự thông minh, trí khôn của con người
Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào?
A. Không có các chi tiết đời thường
B. Không có các chi tiết thần kì
C. Kết thúc có hậu
D. Có nhân vật vua
Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là:
A. Có nhân vật anh hùng
B. Có nhân vật gian ác
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng
D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc
Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:
a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.
b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.
Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?