Giải vở bài tập Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 9.
A - Học theo SGK
I - LỰC TỪ
1. Thí nghiệm
C1. Khi đóng công tắc K:
Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc.
Lúc đã năm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa
2. Kết luận
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II - TỪ TRƯỜNG
1. Thí nghiệm
C2. Đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm thì kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc.
C3. Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
2. Kết luận
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường
a. Để phát hiện ra từ trường: Dùng kim nam châm thử đưa vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
b. Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
III - VẬN DỤNG
C4. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
C5. Thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, khi cân bằng, nam châm lại trở về theo hướng Bắc Nam địa lí. Chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường.
C6.
Ta có thể kết luận: Xung quanh kim nam châm có từ trường khác từ trường trái đất.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Câu 22.1 trang 65 Vở bài tập Vật Lí 9: Chọn B. Song song với kim nam châm.
Câu 22.2 trang 65 Vở bài tập Vật Lí 9:
Ta dùng kim nam châm để kiểm tra như sau: Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.
Câu 22.3 trang 65 Vở bài tập Vật Lí 9:
Chọn C. Xung quanh điện tích đứng yên.
Câu 22.4 trang 65 Vở bài tập Vật Lí 9:
Muốn phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ta: Cuốn dây thành cuộn. Đặt thanh sắt nhỏ trước cuộn dây đó. Nếu trong dây dẫn có dòng điện thì thanh sắt sẽ bị hút.
2. Bài tập tương tự
Câu 22a trang 65 Vở bài tập Vật Lí 9: Một thanh nam châm được treo ở phía trên dây dẫn CD (hình 22.1). Lúc dây dẫn CD chưa có dòng điện chạy qua,thanh nam châm nằm dọc theo hướng nào? Đóng công tắc cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm ?
Lời giải:
Lúc dây dẫn CD chưa có dòng điện chạy qua, thanh nam châm nằm dọc theo hướng Bắc - Nam.
Đóng công tắc cho dòng điện chạy qua dây dẫn kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam.
Câu 22b trang 66 Vở bài tập Vật Lí 9: Chọn câu đúng
Đưa một kim nam châm thử đang đứng cân bằng lại gần dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Kim nam châm
A. vẫn đứng yên, nó luôn chỉ hướng Bắc, Nam.
B. chỉ lệch khỏi hướng Bắc, Nam khi dây dẫn đặt dọc theo hướng Bắc, Nam
C. lệch khỏi hướng Bắc Nam, sau đó khi đã cân bằng trở lại, nó chỉ một hướng khác.
D. lệch khỏi hướng Bắc Nam, sau đó khi đã cân bằng trở lại, nó lại chỉ hướng Bắc Nam
Lời giải:
Chọn C. lệch khỏi hướng Bắc Nam, sau đó khi đã cân bằng trở lại, nó chỉ một hướng khác.