Giải vở bài tập Vật Lí 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 9.
A - Học theo SGK
I - XÁC ĐỊNH SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN VÀO MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một yếu tố x nào đó (ví dụ như chiều dài dây dẫn) thì cần phải đo điện trở của các dây dẫn có yếu tố x khác nhau nhưng có tất cả các yếu tố khác như nhau.
II - SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
1. Dự kiến cách làm
C1. Dự đoán: Một dây dẫn dài l và có điện trở R thì:
- dây dẫn cùng loại có chiều dài 2l có điện trở là: R2 = 2R
- dây dẫn cùng loại có chiều dài 3l có điện trở là: R3 = 3R
2. Thí nghiệm kiểm tra
Làm thí nghiệm theo sơ đồ hình 7.2c và ghi kết quả vào bảng 1.
3. Kết luận: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây
III - VẬN DỤNG
C2 Giải thích: Nếu mắc bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn càng dài thì điện trở của đoạn mạch càng lớn. Mặt khác dây dẫn đến bóng đèn giống như một điện trở phụ ghép nối tiếp với đèn nên điện trở của mạch điện tăng thêm. Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện chạy qua đèn càng nhỏ nên đèn càng sáng yếu hơn hoặc có thể không sáng.
C3
Điện trở của cuộn dây là: R = U/I = 6/0,3 = 20
Chiều dài của cuộn dây là: l = (20/2).4 = 40 m.
C4
Vì I1 = 0,25I2 = I2/4 nên R1 = 4.R2. Suy ra chiều dài l1 = 4l2.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Câu 7.1 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 9:
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. Do đó tỉ số hai điện trở là: R1/R2 = I1/I2 = 2/6 = 1/3
Câu 7.2 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 9:
a) Điện trở của cuộn dây là: R = U/I = 30/0,125 = 240 Ω
b) Điện trở của đoạn dây dài l m là: R’ = R/l = 240/120 = 2 Ω
Câu 7.3 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 9:
a) Vì điện trở tỷ lệ với chiều dài sợi dây nên ta có:
→ RAB = 3.RMN → UAB = I.RAB = I.RMN.3 = 3.UMN.
b) → RAN = 3.RMB → UAN = I.RAN = I.RMB = UMB
Câu 7.4 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 9: Câu trả lời đúng:
Chọn D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2 vì khi so sánh điện trở phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn ta cần dây dẫn làm từ cùng 1 loại vật liệu và có tiết diện như nhau.
2. Bài tập tương tự
Câu 7a trang 24 Vở bài tập Vật Lí 9: - Vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm dùng vôn kế và ampe kế để đo điện trở R của một dây dẫn vào hình 7.1
- Trong một lần làm thí nghiệm, một HS đo được dòng điện qua điện trở là I = 0,5A và hiệu điện thế ở hai đầu C, B của điện trở là UCB = 6V. Hỏi nếu đo hiệu điện thế giữa hai đầu C và M ở giữa hai đầu điện trở thì vôn kế chỉ bao nhiêu? Tính điện trở đoạn CM
Tóm tắt:
I = 0,5 A; UCB = 6 V; UCM = ?, RCM = ?
Lời giải:
Ta có: RCB = UCB/I = 6/0,5 = 12 Ω
⇒ RCM = 6 Ω; UCM = I. RCM = 6.0,5 = 3 V
Câu 7b trang 24 Vở bài tập Vật Lí 9: Trong thí nghiệm hình 7.2 dây điện trở AB có chiều dài 24cm được mắc vào một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Nếu mắc vôn kế vào hai điểm A, B thì vôn kế chỉ 6V, nếu mắc vào hai điểm A, M thì vôn kế chỉ 4V. Chiều dài của đoạn dây AM là bao nhiêu ?
Lời giải:
Ta có: