Giải vở bài tập Vật Lí 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 44: Thấu kính phân kì hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 9.
A - Học theo SGK
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
1. Quan sát và tìm cách nhận biết
C1. Có thể nhận biết thấu kính hội tụ trong hai loại thấu kính có ở phòng thí nghiệm như sau:
- Đưa thấu kính lại gần trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ khi không dùng thấu kính thì đó là thấu kính hội tụ.
- Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa so với độ dày phần giữa của thấu kính. Nếu thấu kính có phần rìa mỏng hơn thì đó là thấu kính hội tụ.
C2. Thấu kính phân kì có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa (ngược với thấu kính hội tụ).
C3. Chùm tia tới song song cho chùm tia ló là chùm phân kì nên ta gọi thấu kính đó là thấu kính phân kì
II - TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
1.Trục chính
C4
Quan sát: Tia ở giữa khi qua quang tâm của thấu kính phân kì tiếp tục truyền thẳng.
Cách kiểm tra: Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán.
Trục chính của thấu kính phân kì là: trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng là trục chính của thấu kính.
2. Quang tâm
Quang tâm của thấu kính là: điểm mà mọi tia sáng đi qua nó đều truyền thẳng
3. Tiêu điểm
C5.
Dự đoán: Nếu kéo dài chùm tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới.
Cách kiểm tra dự đoán: Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán.
C6. Như hình 44.1 biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló:
Tiêu điểm của thấu kính là: chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló kéo dài qua một điểm đó là tiêu điểm.
4. Tiêu cự
Tiêu cự của thấu kính là: khoảng cách từ quang tâm tới 2 tiêu điểm
III - VẬN DỤNG
C7.
Vẽ tia ló (hình 44.2).
+ Tia tới (1) là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F
+ Tia tới (2) là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
C8. Để biết kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kì ta làm như sau:
Vì kính cận là thấu kính phân kì nên có thể nhận biết bằng cách dùng tay để xem phần rìa của thấu kính này có dày hơn phần giữa hay không.
C9. Thấu kính phân kỳ có những đặc điểm trái ngược với thấu kính hội tụ.
- Phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần giữa.
- Chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì, cho chùm tia ló phân kì.
- Khi để thấu kính phân kì vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua thấu kính ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự
Câu 44a trang 123 Vở bài tập Vật Lí 9: Hãy ghép mỗi nội dung ở bên trái với nội dung ở cột bên phải để thành một câu đúng.
1. Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì. | a) cho tia ló truyền thẳng |
2. Đường kéo dài của các tia ló | b) cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. |
3. Tia tới đến quang tâm | c) cho chùm tia ló phân kì |
d) cắt nhau tại điểm F trên chục chính. Đó là tiêu điểm của thấu kính phân kì, nó nằm cùng phía với chùm tia tới. |
Lời giải:
1 - c 2 - d 3 – a.
Câu 44b trang 124 Vở bài tập Vật Lí 9: Vẽ đường đi của các tia sáng đã cho trên hình 44.3.
Lời giải: