Giải vở bài tập Vật Lí 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 9.
A - Học theo SGK
I - SỰ BIẾN ĐỔI SỐ ĐƯỜNG SỨC TỪ XUYÊN QUA TIẾT DIỆN CỦA CUỘN DÂY
Quan sát
C1.
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
- Tăng lên khi đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
- Không đổi khi đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
- Giảm đi khi đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
- Tăng lên khi để nam châm nằm yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
Nhận xét 1:
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).
II - ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
C2 Điền vào bảng 1
BẢNG 1
Làm thí nghiệm | Có dòng điện cảm ứng hay không? | Số đường sức từ xuyên qua S có biến đổi hay không? |
Đưa nam châm lại gần cuộn dây | Có | Có và tăng lên |
Để nam châm nằm yên | Không | Không biến đổi |
Đưa nam châm ra xa cuộn dây | Có | Có và giảm xuống |
C3. Rút ra nhận xét 2
Nhận xét 2:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng hay giảm.
C4.
Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, khi đóng hay ngắt mạch của nam châm điện thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng vì:
+ Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ không đến có, từ trường của nam châm điện mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây cũng tăng lên, nên dòng điện cảm ứng xuất hiện.
+ Khi ngắt mạch điện, cường độ dòng điện giảm về không, từ trường của nam châm điện giảm theo nên số đường sức từ biểu diễn từ trường xuyên qua cuộn dây LED sẽ giảm đi → dòng điện cảm ứng xuất hiện làm sáng đèn trong thời gian ngắn khi đó.
Kết luận: Trong mọi trường hợp, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của biến thiên.
III - VẬN DỤNG
C5.
Khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp sáng vì nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện s của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện s của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C6. Khi cho nam châm quay như ở hình 31.4 SGK thì trong cuộn dây dẫn kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng vì: Khi cho nam châm quay thì một cực của nam châm (giả sử cực Bắc lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Sau đó cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Câu 32.1 trang 91 Vở bài tập Vật Lí 9:
a) Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong dây dẫn kín trong thời gian có sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
b) Khi số đường sức từ qua tiêt diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 32.2 trang 91 Vở bài tập Vật Lí 9:
Chọn C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
Câu 32.4 trang 91 Vở bài tập Vật Lí 9: Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, sơ đồ thiết kế dụng cụ cho ta một dòng điện cảm ứng liên tục được vẽ trên hình 32.1:
Vẽ một thiết bị gồm một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục
2. Bài tập tương tự
Câu 32a trang 92 Vở bài tập Vật Lí 9: Đặt một nam châm điện trước một cuộn dây dẫn kín. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho lõi sắt của nam châm điện chạy vào cuộn dây dẫn
B. Cho dòng điện có cường độ rất lớn chạy qua nam châm điện
C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện chạy qua nam châm điện
D. Đặt lõi sắt của nam châm điện xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
Lời giải:
Chọn A: Cho lõi sắt của nam châm điện chạy vào cuộn dây dẫn
Câu 32b trang 92 Vở bài tập Vật Lí 9: Biết rằng các đường sức từ giữa hai cực của nam châm chữ U đều song song và cách đều nhau. Trong thí nghiệm ở hình 32.2 cho khung dây quay quanh một cạnh của nó. Hỏi khung dây quay quanh cạnh nào thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng? Vì sao?
Lời giải:
Khung dây quay quanh cạnh AD và BC thì sẽ làm số đường sức từ qua khung dây biến thiên và trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 32c trang 92 Vở bài tập Vật Lí 9: Trên hình 32.3 khi cho nam châm quay quanh trục thẳng đứng AB thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng không ? Vì sao ?
Lời giải:
Trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng vì nam châm quay quanh trụng thẳng đứng AB thì số đường sức từ qua cuộn dây không biến thiên.