Giải vở bài tập Vật Lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 9, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 9.
A - Học theo SGK
Bài 1
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
b) Điện trở R2 là: Vì đoạn mạch gồm hai điện trở ghép nối tiếp nên ta có:
Rtđ = R1 + R2 → R2 = Rtđ – R1 = 12 – 5 = 7 Ω
Cách giải khác:
Áp dụng cho câu b.
Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.
I = I1 = I2 = 0,5 A
→ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1.R1 = 0,5.5 = 2,5 V
Mà UAB = U1 + U2 = 6V → U2 = 6 – 2,5 = 3,5 V
→ R2 = U2/I2 = 3,5 / 0,5 = 7 Ω.
Bài 2.
Mạch gồm R1 mắc song song với R2 ( R1 // R2)
a) Tính UAB: vì R1 song song R2 nên U1 = U2 = UAB vậy hiệu điện thế U của đoạn mạch được tính như sau: UAB = U2 = U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12 V.
b) Điện trở R2 là:
Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A.
→ Điện trở R2: R2 = U2 / I2 = 12/0,6 = 20 Ω
Cách giải khác:
Áp dụng cho câu b.
Theo câu a, ta tìm được UAB = 12 V
→ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = UAB / I = 12/1,8 = 20/3 Ω
Mặt khác ta có:
Bài 3
Mạch gồm hai đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) ghép nối tiếp với MB ( gồm R2 // với R1).
a) Điện trở của đoạn mạch AB là:
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:
I1 = I = UAB/Rtđ = 12/30 = 0,4 A
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là: U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 V.
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:
U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6V
Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: I2 = I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2 A
Cách giải khác: Áp dụng cho câu b (có sử dụng kết quả câu a)
Vì R1 ghép nối tiếp với đoạn mạch RAM nên ta có:
(vì MB chứa R2 // R3 nên UMB = U2 = U3).
Mà U1 + UMB = UAB → U1 = UMB = U2 = U3 = UAB/2 = 12/2 = 6 V
→ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:
I1 = U1/R1 = 6/15 = 0,4 A; I2 = U2/R2 = 6/30 = 0,2 A
I3 = U3/R3 = 6/30 = 0,2 A
(hoặc I3 = I1 – I2 = 0,4 – 0,2 = 0,2 A).
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Câu 6.1 trang 19 Vở bài tập Vật Lí 9:
a) Khi R1 mắc nối tiếp R2 thì Rtđ = R1 + R2 = 20 + 20 = 40 Ω
So với mỗi điện trở thành phần thì Rtđ lớn hơn.
b) Khi R1 mắc song song với R2 thì:
So với mỗi điện trở thành phần thì R’tđ nhỏ hơn.
c)
Câu 6.2 trang 19 Vở bài tập Vật Lí 9:
a) Có hai cách mắc như sau:
+ Cách 1: R1 nối tiếp R2
+ Cách 2: R1 song song R2.
Vẽ sơ đồ hai cách mắc vào hình 6.1
b) Tính điện trở R1 và R2.
R1 mắc nối tiếp với R2 nên: R1 + R2 = Rtđ1 = 15 Ω (1)
R1 mắc song song với R2 nên: Rtđ2 = R1.R2/(R1 + R2) = 10/3 Ω (2)
Lấy (1) nhân với (2) theo vế suy ra R1R2 = 50 Ω → R2 = R1/3 (3)
Từ (1) và (3) suy ra R12 - 15R1 + 50 = 0
Giải phương trình bậc hai ta được:
R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω hoặc R1 = 10 Ω, R2 = 5 Ω.
Câu 6.3 trang 20 Vở bài tập Vật Lí 9:
Tóm tắt:
U1 = U2 = 6V; Iđm1 = Iđm2 = 0,5 A; U = 6 V; R1 nối tiếp R2
I1 = ?, I2 = ?, hai đèn sáng như thế nào?
Lời giải:
Điện trở của mỗi đèn là: R1 = R2 = U2/Iđm2 = 6/0,5 = 12 Ω
Khi 2 đèn mắc nối tiếp thì: Rtd = R1 + R2 = 12 + 12 = 24 Ω
Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: I1 = I2 = U/Rtd = 6/24 = 0,25 A < Iđm = 0,5 A
Hai đèn sáng yếu hơn mức bình thường vì cường độ dòng điện chạy qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức.
Câu 6.4 trang 20 Vở bài tập Vật Lí 9: Cường độ dòng điện thực tế chạy qua hai bóng đèn là I1 = I2 = 0,52 A. So sánh với cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn ta thấy đèn 1 có thể không sáng lên được, còn đèn 2 thì có thể sẽ cháy nên không mắc nối tiếp hai bóng đèn này được.
Câu 6.5 trang 21 Vở bài tập Vật Lí 9:
a) Có 4 cách mắc mạch điện (hình 6.2)
b) Điện trở tương đương của mỗi cách mắc:
Mạch 1: Rtđ = 3R = 3.30 = 90 Ω
Mạch 2: Rtđ = R + R/2 = 30 + 30/2 = 45 Ω
Mạch 3: Rtđ = 2R.R/3.R = (2/3)R = 20 Ω
Mạch 4: Rtđ = R/3 = 30/3 = 10 Ω
2. Bài tập tương tự
Câu 6a trang 21 Vở bài tập Vật Lí 9: Ghép mỗi nội dung cột bên phải với một trong số các nội dung ở cột bên trái để thành một câu có nội dung đúng.
1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn | a) tỉ lệ thuận với điện trở đó. |
2. Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở | b) tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. |
3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch | c) bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. |
d) tỉ lệ nghịch với các điện trở. |
Lời giải:
1 - b
2 - d
3 - c
Câu 6b trang 21 Vở bài tập Vật Lí 9: có ba điện trở giống nhau đều có trị số R. Hỏi ba điện trở này mắc thành các mạch điện như thế nào để điện trở của mỗi đoạn mạch là R/3; 3R; 1,5R; (2/3)R ?
Lời giải:
Điện trở của mỗi đoạn mạch là R/3: mắc 3 điện trở song song với nhau.
Điện trở của mỗi đoạn mạch là 3R: mắc 3 điện trở nối tiếp nhau.
Điện trở của mỗi đoạn mạch là 1,5R : mắc (R//R) nt R
Điện trở của mỗi đoạn mạch là (2/3)R : mắc (R nt R) // R
Sơ đồ các cách mắc được vẽ trên hình 6.3.