X

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 chuẩn

Giáo án KHTN 6 Bài 13: Một số nguyên liệu - Kết nối tri thức


Giáo án KHTN 6 Bài 13: Một số nguyên liệu - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Một số nguyên liệu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

- Nhận biết được một số tính chất thông thường của một số nguyên liệu tự nhiên (đá vôi, quặng...), các khoáng chất chính có trong đá vôi, quặng (độ cứng, màu sắc, độ bóng,...) và ứng dụng.

- Nêu được ứng dụng của một số nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.

- Trình bày được mối liên hệ giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với lợi ích kinh tế của đất nước. Những điều cần lưu ý trong việc khai thác nguyên liệu tự nhiên,...

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực thực hành
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Các mẫu đá và các sản phẩm được làm từ đá vôi, đồ trang sức.

- Ống hút nhỏ giọt hoặc pipet, hydrochloric acid, 1 viên đá vôi, 1 chiếc đĩa, 1 chiếc đinh sắt.

2. Đối với học sinh: 

- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS ghi ra một danh sách các vật thể khác nhau được làm từ nguyên liệu nhân tạo và tự nhiên.

+ Tìm một đồ vật trong phòng và yêu cầu các HS gắn nhãn đâu là nguyên liệu làm từ tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo.

+ Yêu cầu HS kể ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà tự HS có thể làm được.

- HS thực hiện các yêu cầu của GV

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguyên liệu thông dụng (15 phút)

a. Mục tiêu: HS quan sát đồ vật xung quanh và tìm hiểu về nguyên liệu đã được sử dụng để sản xuất ra chúng.

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu một số đồ vật như đồ trang sức, đồ gốm sứ, phấn viết, đồ dùng bằng kim loại, bút chì,... giới thiệu chúng có điểm chung là đều được sản xuất từ các nguyên liệu đất, đá và quặng. Yêu cầu HS quan sát và dự đoán chúng được sản xuất từ nguyên liệu gì.

+ GV cho HS thảo luận và phân biệt đâu là nguyên liệu tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo.

+ Yêu cầu HS tìm hiểu và cho biết quặng bauxite là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời câu hỏi

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Các loại nguyên liệu

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...

- Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

- Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho)....

- Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thuỷ tinh,...

- Từ dầu mỏ điều chế ra các hoá chất cơ bản, đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mỹ phẩm, các loại len, tơ.


Hoạt động 2: Tìm hiểu về đá vôi (20 phút)

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu tính chất, thành phần và ứng dụng của đá vôi

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS tìm hiểu ở Việt Nam có những vùng nào có nhiều núi đá và núi đá vôi.

+ GV cho HS quan sát mẫu đá vôi và yêu cầu HS nêu thành phần, màu sắc của đá vôi. 

- GV cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm tính chất của đá vôi. Yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Các nhóm HS thực hiện thí nghiệm, viết kết quả.

+ Thảo luận trả lời câu hỏi

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 

+ Nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

II. Đá vôi

- Tính chất của đá vôi: dễ để lại vết trầy xước khi cọ sát, bị sủi bọt khi nhỏ acid vào.

- Một số ứng dụng của đá vôi: sản xuất vôi sống (làm nguyên liệu xây dựng, làm phân bón ruộng, làm đường, chế biến thành chất độn trong sản xuất cao su,...

- Khai thác đá vôi có thể gây tác hại đến môi trường do phá huỷ nhiều núi đá vôi, gây ảnh hưởng cảnh quan và gây sụt lún, việc nung vôi xả khí thải làm ô nhiễm không khí.

Kết quả thí nghiệm

a) Đá vôi dễ dàng bị trầy xước khi vạch bởi đinh sắt.

b) Khi nhỏ acid vào đá vôi, có nhiều bọt khí thoát ra.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quặng (15 phút)

a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các loại quặng và ứng dụng của chúng qua hình ảnh, bảng hoặc hiện vật là quặng sắt, nhôm, đá quý,... và sơ đồ sản xuất ra kim loại, phi kim thông qua các quá trình tuyển quặng và tinh luyện.

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu về các mỏ quặng ở Việt Nam và cho biết các quặng này chứa khoáng chất gì, ứng dụng gì?

+ Yêu cầu HS tìm hiểu về khai thác quặng ở Việt Nam qua các phương tiện thông tin, thảo luận nhóm về tác động tới môi trường của việc khai thác quặng và trả lời câu hỏi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS thảo luận trả lời câu hỏi

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 

+ Nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

III. Quặng

- Một số quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam: 

Ví dụ: quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh; bauxite ở Tây Nguyên; than ở Quảng Ninh; ...

- Khai thác quặng tác động tới môi trường: gây ô nhiễm môi trường, gây sụt lún đất,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Tại sao phải khai thác hợp lí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?

Câu 2. Kể tên một số ứng dụng của đá vôi trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Câu 3. Nêu một số tính chất của đá vôi.

HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

* Dự kiến sản phẩm

Câu 1: Phải khai thác hơp lí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản vì:

  • Sử dụng rồi thì không thể phục hồi.
  • Trữ lượng có hạn.

→ Có nguy cơ cạn kiệt nếu khai thác quá mức.

Câu 2: Ứng dụng của đá vôi: sản xuất vôi sống, làm đường, làm bê tông, làm chất độn, phấn viết bảng,...

Câu 3: Một số tính chất của đá vôi: dễ bị trầy xước, tan được trong dung dịch hydrochloric acid,...

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (15 phút)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tậpCâu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

+ Đề xuất các phương án bảo vệ tài nguyên rừng và biển của Việt Nam.

- HS thảo luận, đề ra các phương án

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: