X

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 chuẩn

Giáo án KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát - Kết nối tri thức


Giáo án KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát - Kết nối tri thức

Tải word giáo án bài Lực ma sát

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

+ Nhận biết được lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa bai vật.

+ Nguyên nhân gây ra là tương tác giữa bể mặt của hai vật; ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

+ Phân biệt được lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.

+ Vận dụng được kiến thức về lực ma sát để giải thích được một số hiện tượng đơn giản cũng như giải quyết được một số tình huống đơn giản thường gặp trong đời sống liên quan đến ma sát.

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+  Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về khái niệm lực ma sát, hai loại lực ma sát (nghỉ, trượt), tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động, lực ma sát trong đời sống.

+  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm hiểu kiến thức; bố trí và thực hiện thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).

+  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận được về sự lợi, hại của việc dùng ô-tô bánh lốp cao su chạy trên đường nhựa và tàu hoả bánh sắt chạy trên đường sắt; Tập trung vào khía cạnh an toàn giao thông; Trình bày được ý kiến về trường hợp cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu không có lực ma sát.

- Năng lực KHTN:

+ Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt, khái niệm về lực ma sát nghỉ.

+ Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.

+ Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

+ Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về lực ma sát.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên: 

- Dụng cụ để chiếu các hình vẽ quan trọng của bài lên màn hình.

- Các loại ổ bị, mẫu lốp xe đạp, xe máy,...

2. Đối với học sinh: Vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của lực ma sát trong đời sống hằng ngày để giúp GV dễ dàng chính xác hóa hiểu biết của các em về lực ma sát

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phần mở bài. Có thể đưa thêm một số câu hỏi, ví dụ khác để lôi cuốn vào bài học:

- Khi đi trên sàn nhà trơn ướt, ta có thể bị ngã. Em có thể giải thích tại sao không?

HS dự đoán trả lời

GV nhận xét và bổ sung, dẫn dắt vào bài học

Sàn nhà bị trơn ướt khiến cho lực ma sát giữa bàn chân và sàn nhà ít làm chúng ta sẽ ngã hơn. Vậy theo các em lực ma sát là gì? Tác dụng của vật và ví dụ như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu vào bài học 44: Lực ma sát để nghiên cứu trả lời cho những câu hỏi này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận biết lực ma sát

a. Mục tiêu: HS nhận biết được lực ma sát

b. Nội dung: HS dựa vào các hiện tượng vật chuyển động chậm dần khi thôi tác dụng lực hoặc vật đứng yên khi chịu tác dụng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV yêu cầu HS tìm hiểu phần đọc hiểu sgk, tổ chức cho HS trả lời câu hỏi 1,2 và ghi lại kết quả vào vở:

Câu 1. Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Câu 2. Xác định phương và chiều của lực ma sát trong các hình 44.2?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động các nhân, ghi câu trả lời vào vở

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ GV gọi HS trả lời

+ GV mời HS khác nhận xét và bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung

I. Lực ma sát là gì?

 Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.

? CH1: Lực ma sát là lực tiếp xúc.

CH2: Lực ma sát trong hình có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.

Hoạt động 2: Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

a. Mục tiêu: HS phân biệt được lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

b. Nội dung: HS trình bày hai loại lực ma sát

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm từ đó phát hiện ra sự tồn tại lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt.

Gv theo dõi quá trình nghiên cứu thí nghiệm của HS.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động các nhân, ghi câu trả lời vào vở

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

+ GV đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của HS:

Giáo án KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát | Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Tác dụng của ổ bi:

Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn để giảm ma sát.

II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

Hai loại lực ma sát thường gấp là lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt.

1. Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy:

Giáo án KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát | Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức



2. Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác:

Giáo án KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát | Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

VD:

Lực ma sát nghỉ: thùng gỗ nặng nằm im trên tấm gỗ đặt nghiêng.

Lực ma sát trượt: tấm ván trượt trên nền đất.

Hoạt động 3: Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

a. Mục tiêu: HS nhận ra khi nào lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, khi nào lực ma sát có tác dụng thúc đẩy chuyển động.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn HS thảo luận về:

-  Vấn đề nêu trong mục “Em có thể” để giúp các em nhận thức một cách cụ thể hơn về tính hai mặt của lực ma sát và thấy rõ hơn ý nghĩa thực tế của việc cần có lực ma sát.

- Thảo luận về vấn đề nêu trong hoạt động:

+ Chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động ( Hình 44.6)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động các nhân, ghi câu trả lời vào vở

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

+ GV đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của HS

III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

VD: Lực ma sát do mặt bàn tác dụng lên bề mặt miếng gỗ tiếp xúc với mặt bàn làm miếng gỗ thay đổi chuyển động của nó. 

CH:

a) Lực ma sát xuất hiện ở chỗ phanh xe đạp, nó cản trở chuyển động của xe đạp.

b) Lực ma sát cân bằng với lực đẩy của người đó, lực này là ma sát nghỉ, nó cản trở chuyển động.

c) Lực đẩy của họ thắng lực ma sát. Lực này là ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động

d) Vì lực ma rất nhỏ nên xe không dịch chuyển được. Để thoát khỏi vũng bùn có thể dùng vật có độ nhám cao như gỗ, lốp xe cũ chèn vào bánh xe để tăng độ ma sát, giúp xe chuyển động được.

e) Lực này cùng phương nhưng ngược chiều với lực của chân. Nó giúp ta không bị ngã về phía trước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ma sát trong an toàn giao thông

a. Mục tiêu: HS hiểu về ma sát trong an toàn giao thông

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn HS thảo luận về vấn đề nêu trong phần câu hỏi:

Câu 1. Tại sao trên mặt lốp xe lại có các khía rãnh (hình 44.7)? Đi xe mà lốp các khía rãnh đã bị mòn thì có an toàn không? Tại sao?

Câu 2: Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

Câu 3. Hãy giải thích ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong hình 5.8?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động các nhân, ghi câu trả lời vào vở

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

+ GV đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu của HS

IV. Ma sát trong an toàn giao thông

Câu 1. 

Rãnh khía trên lốp xe giúp bánh xe chống lại hiện tượng trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, trơn trượt.

Đi xe mà lốp có cách khía rãnh đã bị mòn không an toàn. Khi đó rất dễ bị trơn trượt và ngã xe.

Câu 2.

Vì khi phanh gấp, ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất lớn do đó lốp bị mòn và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.

Câu 3.

Ý nghĩa biển báo:

Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h, tốc độ tối đa 120 km/h; tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.



C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức vận dụng thực tiễn

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV tổ chức hoạt động trò chơi cho HS theo nội dung:

+ Tưởng tượng xem hiện tượng gì xảy ra nếu đột nhiên không còn lực ma sát:

Cách tổ chức trò chơi:

- Chia lớp thành 4 tổ

- Các tổ có 3 phút để tưởng tượng ra hiện tượng tổ mình sẽ trình bày trước lớp.

- Người điều khiển lần lượt chỉ định các tổ trình bày hiện tượng tưởng tượng của tổ mình:

- Mỗi tổ có 10 giây để trình bày

- Hết 10 giây sẽ chuyển sang tổ khác.

- Mỗi hiện tượng kể đúng được 1 điểm.

Sau khoảng 5 vòng chơi, người điều khiển tổng kết và khen thưởng cho tổ được nhiều điểm nhất, tổ tìm được hiện tượng thú vị nhất.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng



Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: