Giáo án KHTN 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất - Kết nối tri thức
Giáo án KHTN 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất - Kết nối tri thức
Tải word giáo án bài Hỗn hợp các chất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- HS thực hiện một số thí nghiệm để nhận ra dung môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
- HS phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương qua quan sát.
- HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất trong nước.
2. Năng lực
- Năng lực chung: nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, năng lực đã học
- Năng lực riêng:
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất:
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tiến hành tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng:
- Hoạt động: Tính chất của chất khi tan tạo dung dịch có khác với ban đầu không? Cần chuẩn bị: 1 lọ muối ăn, 1 bình nước cất, 1 cốc thủy tinh 100ml, 1 bộ thìa, 1 đèn cồn, 1 hộp diêm (bật lửa).
- Hoạt động: Phân biệt huyền phù với dung dịch cần chuẩn bị: 1 lọ đường, 1 lọ bột sắn dây, 2 cốc thủy tinh 100ml, 2 thìa, nước cất.
- Hoạt động: Sự hòa tan một số chất rắn cần chuẩn bị: đường, muối ăn, bột đá vôi, thìa, 3 ống nghiệm, nước.
Phiếu học tập
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Gv tổ chức trò chơi cho HS như: quan sát xung quanh, kể tên các đồ vật, kể tên vật thể trong bức tranh và chất trong vật thể mà em biết, kể tên các loại nước uống và khả năng hòa tan của một số chất mà em biết.
HS trả lời câu hỏi: Nước biển có chứa những chất gì mà lại có vị mặn?
Dẫn dắt: Các vật thể tạo thành từ các chất với màu sắc, thể, tính chất,… rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể phân loại chúng được không? Tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào các chất thành phần không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hỗn hợp các chất….
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất tinh khiết và hỗn hợp (10 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu chất tinh khiết và hỗn hợp
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dẫn dắt: Mỗi chất có màu, tính chất xác định. Vậy khi tạo nên hỗn hợp, màu sắc và tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào màu sắc, tính chất riêng của các chất không? + GV cung cấp cho HS một số kiến thức để nhận ra một hỗn hợp. Ví dụ: hộp sữa không đựng “ chất sữa” mà chứa một hỗn hợp gồm nước, chất béo, protein, đường lactose, vitamin và khoáng chất. + Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1. Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi như thế nào? Từ đó hãy cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc thành phần không? 2. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em. + GV chia lớp thành các nhóm hoàn thành phiếu học tập 1: trả lời cho 2 câu hỏi trên. Chú ý: Phân loại chất cần chọn các trường hợp rõ ràng, tránh các trường hợp phức tạp đối với HS lớp 6 như “ chất gỗ”, “ chất gạch”,… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời câu hỏi và kể tên được chất tinh khiết, hỗn hợp trong đồ vật bên ngoài SGK theo gợi ý của GV, hoàn thiện được phiếu học tập 1. + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
I. Chất tinh khiết và chất hỗn hợp 1. Pha thêm nước, màu vàng của nước cam nhạt đi, bớt ngọt so với nước cam ban đầu Kết luận: tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần của chất có mặt trong hỗn hợp 2. Một số ví dụ về chất tinh khiết: các đồ vật làm từ một kim loại duy nhất như trang sức bằng vàng, bạc,... nước cất, khí argon trong bóng đèn,... Một số ví dụ về hỗn hợp: các hợp kim như gang, thép, đồng thau,...; rượu, không khí,....; đồng xu làm bằng nhôm, trong chiếc áo có chất cotton, chất màu,.... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dung dịch (18 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm dung dịch và phân biệt được dung môi, chất tan, dung dịch.
b. Nội dung: HS hoạt động theo sự hướng dẫn của GV và phân công trong nhóm, quan sát được hiện tượng, ghi chép và nêu nhận xét chính xác.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cùng HS thực hành thí nghiệm hòa tan đường vào nước và quan sát: GV dẫn dắt: đường không bị biến mất, nó chỉ chia nhỏ thành các hạt mà mắt ta không nhìn thấy được, trộn lẫn vào trong nước. Nếm nước đường ta thấy vị ngọt của đường. Vậy có cách nào lấy lại đường từ cốc nước đường không? Sau khi HS nhận thấy các dung dịch là hỗn hợp đồng nhất, có thể được tạo thành từ một hay nhiều nhất tan và dung môi, chất tan có thể là chất rắn, lỏng, khí. Dung môi là chất lỏng, thường là nước. Một số dung dịch có vẻ ngoài giống chất tinh khiết, GV gợi ý cho HS suy nghĩ, tìm cách để nhận ra một dung dịch. Ví dụ: khi đun nước cất, nhiệt độ sôi không thay đổi ( 100 độ C) còn đun nước muối, nhiệt độ sôi cao hơn 100 độ C) GV chia lớp thành các nhóm, hoàn thành phiếu học tập 2 Hoạt động: Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không? GV hướng dẫn HS chia nhóm làm thí nghiệm ở nhà rồi viết báo cáo, trả lời câu hỏi trong hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện thí nghiệm ở nhà và viết báo cáo. Trả lời câu hỏi trong phần hoạt động. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức. Khi cho thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, ta thấy đường dường như đã biến mất. |
II. Dung dịch 1. Khi hòa tan đường vào nước, đường không bị biến đổi thành chất khác, nó chỉ chia nhỏ thành các hạt mà mắt ta không nhìn thấy được, trộn lẫn vào trong nước. Nếm nước đường, ta thấy vị ngọt của đường. Để cốc nước đường lâu ngày, nước bay hơi đi, đường lắng một phần thành chất rắn ở đáy cốc. 2. Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch, chúng đều trong suốt, đồng nhất. Dung môi của các dung dịch trên đều là nước còn chất tan lần lượt là muối ăn, acid (acetic acid) và đường, khí carbon dioxide 3. Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, hỗn hợp không đồng nhất: nước cam HĐ: chất rắn thu được có màu trắng và vị mặn là muối ăn ban đầu. |
Hoạt động 3: Huyền phù và nhũ tương (11 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và phân biệt được huyền phù và nhũ tương.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv gợi mở cho HS thấy nước cũng tạo hỗn hợp không trong suốt với nhiều chất khác như sữa, nước bột sắn dây, nước ép hoa quả,.. Chúng có phải là dung dịch không ? Yêu cầu HS nêu khái niệm hỗn hợp gồm các chất lỏng trộn lẫn không đồng nhất gọi là nhũ tương (sữa), hỗn hợp rắn- lỏng trộn lẫn không đồng nhất gọi là huyền phù (nước bột sắn dây). GV chia lớp thành các nhóm, hoàn thành phiếu học tập 3. GV biểu diễn thí nghiệm phân biệt huyền phù với dung dịch, yêu cầu các nhóm quan sát, ghi chép lại và hoàn thành phiếu học tập thứ 3. Sau đó GV hướng dẫn HS chia nhóm rồi viết báo cáo, trả lời câu hỏi trong hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm phát biểu. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. + GV chốt lại kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Bổ sung kiến thức: Huyền phù, nhũ tương là các hỗn hợp đồng nhất, không phải dung dịch nhưng có thể tồn tại ở dạng trong suốt (hệ keo), gần giống như dung dịch. Huyền phù, nhũ tương muốn tồn tại bền lâu cần phải có chất bảo vệ (chất nhũ hóa), nếu không sẽ bị phá hủy, huyền phù sẽ sa lắng lớp cặn rắn, nhũ tương sẽ tách lớp lỏng,.... |
III. Huyền phù và nhũ tương Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.
Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác.
? CH: 1. Không tạo thành huyền phù. 2. Một số huyền phù và nhũ tương: Mực (mực tàu, thuốc nước, bột màu). Sơn, sữa vôi, nước tương, nước mắm, nước phù sa hay nước thải trên các dòng sông đô thị (Lưu ý: không yêu cầu HS phải phân biệt chính xác huyền phù với nhũ tương) HĐ: 1. Dung dịch nước đường trong suốt còn huyền phù bột sắn dây trắng đục 2. Cốc đường không thay đổi, cốc bột sắn dây thấy bột sắn lắng xuống đáy cốc. |
Hoạt động 4: Khả năng tan của các chất (10 phút)
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm ra cách minh chứng cho sự hòa tan của chất rắn, lỏng, khí vào nước.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Lấy được ví dụ về sự hòa tan của hai thể trong nước
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu sự hòa tan của một số chất rắn, lỏng và khí trong nước. Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự hòa tan của một số chất rắn, lỏng và khí trong nước và cho biết khả năng hòa tan của các chất này. GV biểu diễn thí nghiệm sự hòa tan của chất rắn, yêu cầu học sinh quan sát, ghi chép lại và trả lời các câu hỏi bên dưới. 1, Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước? 2. Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát + GV quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm phát biểu. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau + GV chốt lại kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Bổ sung kiến thức: Sự hòa tan của các chất trong nước phụ thuộc nhiệt độ và áp suất. |
IV. Sự hòa tan các chất 1. Khả năng hòa tan của các chất Một số ví dụ về sự hòa tan các chất trong nước: trong nước biển có chất tan như muối ăn, khí oxygen, trong giấm ăn có chất tan là giấm.
|
Hoạt động 5: Thí nghiệm về sự hòa tan của một số chất rắn (10 phút)
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm tòi, đánh giá sự hòa tan của một số chất rắn quen thuộc trong đời sống hằng ngày qua các thí nghiệm đơn giản mà HS có thể thực hiện trong lớp
b. Nội dung: HS quan sát thí nghiệm GV biểu diễn và trả lời được câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Lấy được ví dụ về sự hòa tan của hai thể trong nước
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Hướng dẫn HS rót cùng một thể tích nước ( khoảng 5ml) vào các ống nghiệm, dùng thìa xúc chất tan (khoảng 1g) trong lọ đổ vào ống nghiệm (không để rơi vãi) và lắc ống nghiệm (không để sánh ra ngoài). Quan sát và ghi số liệu thí nghiệm Gv tổ chức cho HS làm thí nghiệm cẩn thận Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay lạnh? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV quan sát HS thực hành và đánh giá kết quả, nhận xét câu trả lời của HS |
* Thí nghiệm: 1. Đường, muối ăn tan trong nước, đá vôi không tan 2. Bột mì, bột gạo không tan trong nước |
Hoạt động 6: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận ra nhiệt độ thay đổi sẽ tác động tới sự hòa tan của nó, chúng ta có thể làm gì?
b. Nội dung: GV đặt vấn đề với HS sau đó qua một số ví dụ để HS quan sát, nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan
c. Sản phẩm học tập: Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan chất trong nước.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát sự hòa tan chất rắn và chất khí khi đun nóng, làm lạnh để rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan. Lưu ý: Có thể đưa ra ảnh hưởng của việc khuấy, trộn, kích thước các hạt chất rắn,… tới sự hòa tan - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một HS phát biểu lại - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận: khi đun nóng, sự hòa tan của chất rắn tăng, sự hòa tan chất khí giảm * Sau khi đánh giá, nhận xét xong, GV có thể yêu cầu HS nêu tóm tắt các nội dung đã học. HS giải thích tại sao trên vỏ hộp đựng một số sản phẩm như sữa có ghi dòng hướng dẫn: “Lắc đều trước khi sử dụng”. |
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan CH: Để hòa tan nhiều muối ăn hơn, ta phải pha trong nước nóng vì khả năng tan của muối ăn trong nước tăng theo nhiệt độ. |
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG (15 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: hoàn thành các bài tập củng cố.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
Câu 1: Hãy phân loại các hỗn hợp trong bảng sau bằng cách điền dấu “x” vào các ô trống.
Hỗn hợp |
Dung dịch |
Huyền phù |
Nhũ tương |
1. Cà phê hòa tan |
|
|
|
2. Nước khoáng |
|
|
|
3. Dầu giấm |
|
|
|
4. Nước trong đầm lầy |
|
|
|
5. Sữa bò |
|
|
|
6. Nước cam |
|
|
|
Câu 2: Cho các tính chất sau: (1) trong suốt, (2) đục (không trong suốt), (3) để lâu không thay đổi; (4) để lâu có thể tạo kết tủa rắn, (5) để lâu có thể tách lớp chất lỏng. Các tính chất của dung dịch, huyền phù và nhũ tương lần lượt:
A. (1) và (3); (2) và (4); (2) và (5)
B. (1) và (3); (2) và (5); (2) và (4)
C. (2) và (3); (1) và (4); (1) và (5)
D. (2) và (4); (2) và (3); (1) và (5)
Câu 3: Điền dấu “X” xác định tính chất của một số chất tan trong bảng sau:
Chất |
Thể |
Tính tan trong nước |
||
Rắn |
Khí |
Tan nhiều |
Tan ít |
|
Muối ăn |
|
|
|
|
Oxygen |
|
|
|
|
Cát |
|
|
|
|
Khí carbon dioxide |
|
|
|
|
Muối khoáng |
|
|
|
|
Câu 4: Khi hòa tan muối ăn vào cốc nước lạnh thấy còn lượng muối không tan. Đun nóng, lượng muối không tan đó lại biến mất. Nếu làm nguội cốc muối ăn về nhiệt độ phòng thì lượng muối ăn tách ra so với lượng muối ăn không tan hết trước khi đun là
A. nhiều hơn
B. ít hơn
C. bằng nhau
D. không xác định
* Dự kiến sản phẩm
Câu 1:
Hỗn hợp |
Dung dịch |
Huyền phù |
Nhũ tương |
1. Cà phê hòa tan |
|
X |
|
2. Nước khoáng |
X |
|
|
3. Dầu giấm |
|
|
X |
4. Nước trong đầm lầy |
|
X |
|
5. Sữa bò |
|
|
X |
6. Nước cam |
|
X |
|
Câu 2: A
Câu 3:
Chất |
Thể |
Tính tan trong nước |
||
Rắn |
Khí |
Tan nhiều |
Tan ít |
|
Muối ăn |
X |
|
X |
|
Oxygen |
|
X |
|
X |
Cát |
X |
|
|
Không tan |
Khí carbon dioxide |
|
X |
|
X |
Muối khoáng |
X |
|
X |
|
Câu 4: B
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện PHT - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP 1 Kể tên 3 vật thể quanh em và cho biết một số chất tạo thành vật đó |
||
Vật thể |
Chất tạo nên vật thể |
Phân loại ( chất tinh khiết/ hỗn hợp) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHIẾU HỌC TẬP 2 Kể tên 3 dung dịch quanh em và cho biết chất tan, dung môi của dung dịch đó |
||
Dung dịch |
Chất tan |
Dung môi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHIẾU HỌC TẬP 3 Kể tên 3 huyền phù hoặc nhũ tương và cho biết thành phần của chúng |
||
Hỗn hợp |
Thành phần |
Huyền phù hay nhũ tương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|