X

Trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Chương 4 (có đáp án): Phản ứng oxi hóa - khử


Với 30 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 10.

Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Chương 4 (có đáp án): Phản ứng oxi hóa - khử

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây sai về số oxi hóa?

A. Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn;
B. Số oxi hóa được biết ở dạng số đại số, số viết trước, dấu viết sau;
C. Số oxi hóa thường được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử;
D. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1.

Xem lời giải »


Câu 2:

Quy tắc xác định số oxi hóa nào sau đây sai?

A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0;
B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là -1, của oxygen là +2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị;
C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0;
D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion..

Xem lời giải »


Câu 3:

Số oxi hóa của lưu huỳnh trong ion  

A. -2;
B. 0;
C. +4;
D. +6.

Xem lời giải »


Câu 4:

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là?

A. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử;
B. Có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng;
C. Có xuất hiện hiện sản phẩm là chất khí;
D. Có xuất hiện sản phẩm là chất kết tủa.

Xem lời giải »


Câu 5:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O;
B. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O;
C. NH3 + HCl → NH4Cl;
D. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O.

Xem lời giải »


Câu 6:

Dãy hợp chất nào sau đây chỉ chứa sulfur (S) có số oxi hóa là +6?

A. Na2S, H2SO4, SO2, SO3;
B. H2SO4, SO3, Na2SO4, CaSO4;
C. H2S; FeS, BaSO4, SO2;
D. H2S, S, SO2, SO3.

Xem lời giải »


Câu 7:

Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O, phân tử Cl2 là?

A. Chất oxi hóa;
B. Chất khử;
C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa;
D. Chất bị oxi hóa.

Xem lời giải »


Câu 8:

Chất khử là?

A. Chất nhường electron;
B. Chất nhận electron;
C. Chất nhường proton;
D. Chấp nhận proton.

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):

a) SO2 + C → CO2 + S

b) 2SO2 + O2 → 2SO3

c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

d) SO2 + H2S → S + H2O

e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là?

A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5;

Xem lời giải »


Câu 10:

Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Phản ứng hóa hợp;
B. Phản ứng thế;
C. Phản ứng phân hủy;
D. Phản ứng trao đổi.

Xem lời giải »


Câu 11:

Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là

A. 3 và 22;
B. 3 và 18;

C. 3 và 10;

D. 3 và 12.

Xem lời giải »


Câu 12:

Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là?

A. 23;
B. 24;
C. 25;
D. 26.

Xem lời giải »


Câu 13:

Hiện tượng thực tiễn nào sau đây không phải phản ứng oxi hóa - khử?

A. Đốt cháy than trong không khí;
B. Sắt bị han gỉ;
C. Sản xuất acid sunfuric;
D. Mưa.

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:

A. 5;
B. 4;
C. 3;
D. 6.

Xem lời giải »


Câu 15:

Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. Nhận 13 electron;
B. Nhường 13 electron;
C. Nhường 12 electron;
D. Nhận 12 electron.

Xem lời giải »


Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số oxi hóa của hydrogen thường là +1;
B. Số oxi hóa của oxygen thường là -2;
C. Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là -1;
D. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ nhóm IIA là +2.

Xem lời giải »


Câu 2:

Quy tắc nào sau đây sai khi xác định số oxi hóa?

A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0;
B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị;
C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử là +1;
D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.

Xem lời giải »


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học xảy ra quá trình nhường electron;

B. Chất khử là chất nhận electron;

C. Chất oxi hóa là chất nhường electron;
D. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Xem lời giải »


Câu 4:

 Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là?

A. +1;
B. +3;
C. +5;
D. +7.

Xem lời giải »


Câu 5:

Số oxi hóa của nitrogen tăng dần trong dãy nào sau đây?

A. NH4Cl, N2, NO2, HNO3;
B. NH3, N2O, N2, NO;
C. NH4Cl, N2, NO2, NO;
D. NH3, HNO3, N2, N2O.

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon đóng vai trò là?

A. Chất oxi hóa;
B. Chất khử;
C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa;
D. Không bị oxi hóa cũng không bị khử.

Xem lời giải »


Câu 7:

Phương trình hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của HCl?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2;
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O;
C. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O;
D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Xem lời giải »


Câu 8:

Số oxi hóa của N, Cr, Mn trong các nhóm ion nào sau đây lần lượt là +5; +6; +7?

A. NH4+,CrO42,MnO42

B. NO2,CrO2,MnO42

C. NO3,Cr2O72,MnO4

D. NO3,CrO2,MnO4

Xem lời giải »


Câu 9:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?

A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl;
B. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O;
C. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2O;
D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.

Xem lời giải »


Câu 10:

Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Phản ứng hóa hợp;
B. Phản ứng phân hủy;
C. Phản ứng thế (vô cơ);
D. Phản ứng trao đổi.

Xem lời giải »


Câu 11:

Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là

A. 2, 1, 1, 1, 1;
B. 2, 1, 1, 1, 2;
C. 4, 1, 1, 1, 2;
D. 4, 1, 2, 1, 2.

Xem lời giải »


Câu 12:

Cho phản ứng:

KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là     

A. 10 và 2;

B. 1 và 5;

C. 2 và 10;
D. 5 và 1.

Xem lời giải »


Câu 13:

Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

Quá trình khử trong phản ứng trên là

A. 2O2    O02  +4e

B. 3Fe+8/3  3Fe+3  +1e

C. N+5+1eN+4

D. Fe+2   Fe+3  +1e

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3→ Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2.

Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2

A. 44 : 6 : 9;
B. 46 : 9 : 6;          
C. 46 : 6 : 9;
D. 44 : 9 : 6.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho phản ứng: aZn + bHNO3 → cZn(NO3)2 + dN2 + eNH4NO3 + fH2O.

Nếu d : e = 1 : 1, thì tổng hệ số cân bằng nguyên tối giản trong phản ứng là

A. 21.
B. 41.
C. 49.
D. 51.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: