Lý thuyết Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi hay, chi tiết
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 8.
- Kí hiệu hóa học : O
- CTHH : O2
- Nguyên tử khối: 16. Phân tử khối: 32
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Oxi hóa lỏng ở -183°C
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với phi kim
- Với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2 (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3
- PTHH:
S + O2 −to→ SO2
Haylamdo biên soạn và sưu tầm photpho:
Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5.
PTHH:
4P + 5O2 −to→ 2P2O5
⇒ Vậy oxi có thể tác dụng với phi kim khi ở nhiệt độ cao. Trong hợp chất oxi hóa trị II
b. Tác dụng với kim loại
Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ
PTHH:
3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất:
Khí metan (có trong khí bùn, ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt
CH4 + 2O2 −to→ CO2 + 2H2O
⇒ Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Đốt cháy m1 gam kẽm bằng khí oxi vừa đủ, thu được 12,15 gam ZnO. Hòa tan toàn bộ lượng ZnO ở trên vào dung dịch chứa m2 gam HCl vừa đủ thu được sản phẩm là ZnCl2 và nước. Tính m1 + m2
A. 20,7 gam.
B. 10,95 gam.
C. 9,75 gam.
D. 10,35 gam
Lời giải:
Số mol ZnO thu được là: nZnO = =0,15 mol
PTHH: 2Zn + O2 2ZnO
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol
Phản ứng: 0,15mol ← 0,15mol
=> Khối lượng Zn phản ứng là: m1 = mZn = 0,15.65 = 9,75 gam
Lấy 0,15 mol ZnO cho vào dung dịch HCl
PTHH: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
P/ứng: 0,15mol → 0,3mol
=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl = m2 = 0,3.36,5 = 10,95 gam
=> m1 + m2 = 9,75 + 10,95 = 20,7 gam
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 32 gam khí metan (CH4) cần V lít khí oxi (đktc), thu được khí CO2 và H2O. Giá trị của V là
A. 22,4 lít.
B. 89,6 lít.
C. 44,8 lít.
D. 67,2 lít.
Lời giải:
Số mol khí CH4 là: nCH4= =2 mol
PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
Phản ứng: 2mol → 4mol
=> thể tích khí oxi cần dùng là: VO2=22,4.n=22,4.4=89,6 lít
Đáp án cần chọn là: B
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam khí etilen (C2H4) cần 7,392 lít khí oxi (đktc), thu được m2 gam khí CO2 và m3 gam H2O. Tính m1 + m2 + m3
A. 19,36 gam.
B. 10,59 gam.
C. 10,12 gam.
D. 16,72 gam.
Lời giải:
Số mol khí O2 là: nO2 = =0,33mol
Ta có PTHH: C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
Theo phương trình cứ 3 mol O2 thì đốt cháy hết 1 mol C2H4
Theo đầu bài………………0,33 mol O2…... = 0,11mol C2H4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m C2H4 + mO2 = mCO2 + mH2O
=> mCO2 + mH2O = 0,11.28 + 0,33.32=13,64
=> m1 + m2 + m3 = m C2H4 + mCO2 + mH2O = 13,64 + 3,08= 16,72 gam
Đáp án cần chọn là: D
Bài 4: Đốt cháy 7,8 gam khí axetilen (C2H2) trong khí oxi, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và m2 gam H2O. Giá trị m2 là
Lời giải:
Số mol khí C2H2 là: nC2H2 = =0,3mol
Số mol khí CO2 là: nCO2 = =0,5mol
Vì đầu bài cho 2 số liệu số mol của chất phản ứng C2H2 và chất sản phẩm CO2 => tính toán theo chất sản phẩm
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Khí được con người sử dụng để hô hấp là:
A. H2.
B. O2.
C. N2.
D. CO2.
Lời giải:
Con người hít khí O2 vào cơ thể để hô hấp
Đáp án cần chọn là: B