Lý thuyết Hóa học 8 Bài 26: Oxit hay, chi tiết
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 26: Oxit hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Hóa học 8 Bài 26: Oxit hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 8.
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
2. Công thức
- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
- Nếu x = 2 thì có công thức là MO
3. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
4. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5 : đi photpho pentaoxit
Bài tập tự luyện
Bài 1: Cách đọc tên nào sau đây sai?
A. CO2: cacbon (II) oxit
B. CuO: đồng (II) oxit
C. FeO: sắt (II) oxit
D. CaO: canxi oxit
Lời giải:
Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tửphi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
CO2 là oxit axit => cacbon đioxit
CuO, FeO, CaO là oxit bazơ
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit
CuO : đồng (II) oxit
FeO: sắt (II) oxit
CaO: canxi oxit
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Tên gọi của P2O5 là
A. Điphotpho trioxit
B. Photpho oxit
C. Điphotpho oxit
D. Điphotpho pentaoxit
Lời giải:
P là oxit axit => Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tửphi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
=> P2O5 : Điphotpho pentaoxit
Đáp án cần chọn là: D
Bài 3: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
A. C, oxit axit.
B. Fe, oxit bazơ.
C. Mg, oxit bazơ.
D. Fe, oxit axit.
Lời giải:
Oxit của R có hóa trị III là R2O3
Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng =>
%mR=
=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56
=> R là nguyên tố Fe
Vì Fe là kim loại => oxit là của Fe là oxit bazơ
Đáp án cần chọn là: B
Bài 4: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
A. SO3.
B. SO4.
C. SO2.
D. SO.
Lời giải:
Gọi công thức oxit của S cần tìm là S2On
Nguyên tố S chiếm 50% về khối lượng => %mS=
=> 2.32 = 0,5.(2.32 + 16n) => n = 4
=> Công thức chưa tối giản là S2O4 => công thức oxit là SO2
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định CTHH của oxit.
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. FeO2.
D. Fe2O4.
Lời giải:
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On
=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112
Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n
Ta có: mFe : mO = 7 : 2 =>
=> công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO