X

Tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 8

Lý thuyết Hóa học 8 Chương 4 hay, chi tiết


Lý thuyết Hóa học 8 Chương 4 hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Hóa học 8 Chương 4 hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 8.

Lý thuyết Hóa học 8 Chương 4 hay, chi tiết

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi

- Kí hiệu hóa học : O

- CTHH : O2

- Nguyên tử khối: 16. Phân tử khối: 32

1. Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với phi kim

- Với lưu huỳnh

- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2 (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3

- PTHH:

S + O2to→ SO2

Haylamdo biên soạn và sưu tầm photpho:

Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5.

PTHH:

4P + 5O2to→ 2P2O5

⇒ Vậy oxi có thể tác dụng với phi kim khi ở nhiệt độ cao. Trong hợp chất oxi hóa trị II

b. Tác dụng với kim loại

Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ

PTHH:

3Fe + 2O2to→ Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất:

Khí metan (có trong khí bùn, ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt

CH4 + 2O2to→ CO2 + H2O

⇒ Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II.

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

3. Ứng dụng của oxi

Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là dùng cho sự hô hấp của người và động vật, cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 26: Oxit

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…

2. Công thức

- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M

- Nếu x = 2 thì có công thức là MO

3. Phân loại:

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4

CO2 tướng ứng với axit H2CO3

b. Oxit bazo

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2

K2O tương ứng với KOH

4. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO : sắt (II) oxit

Fe2O3 : sắt (III) oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

     + Mono: một

     + Đi : hai

     + Tri : ba

     + Tetra : bốn

     + Penta : năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

SO3: lưu huỳnh trioxit

P2O3: điphotpho trioxit

P2O5 : đi photpho pentaoxit

Xem thêm các bài Lý thuyết Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác: