X

Tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 8

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy hay, chi tiết


Lý thuyết Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Hóa 8.

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy hay, chi tiết

1. Không khí

a. Thành phần chính

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ

b. Thành phần khác

Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

c. Bảo vệ không khí trong lanh, tránh ô nhiễm

- Xử lí chất thải

- Bảo vệ rừng, trồng rừng

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a. Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

b. Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

c. Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy

Điều kiện phát sinh:

- Cần nóng đến nhiệt độ cháy

- Có đủ oxi

Cách dập tắt:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

- Cách li chất cháy với oxi

Bài tập tự luyện

Bài 1: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng

B. Cháy

C. Tỏa nhiệt

D. Sự oxi hóa xảy ra chậm

Lời giải:

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là đều tỏa nhiệt

Đáp án cần chọn là: C

Bài 2: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

B. Cách li chất cháy với oxi.

C. Quạt.

D. A và B đều đúng.

Lời giải:

* Biện pháp dập tắt sự cháy

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với khí oxi.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 3: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

A. Photpho

B. Oxi

C. Không xác định được

D. Cả hai chất đều hết

Lời giải:

Số mol O2 là: nO2=Bài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giải=0,1875mol

Số mol P là: nP=Bài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giải=0,2mol

PTHH: 4P + 5O2Bài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giải 2P2O5

Xét tỉ lệ: Bài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giảiBài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giải

Vì 0,05 > 0,0375 => O2 phản ứng hết, P dư

Đáp án cần chọn là: A

Bài 4: Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

A. 40000 lít

B. 42000 lít

C.42500 lít

D. 45000 lít

Lời giải:

Trong 5kg than chứa 90% cacbon => mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

=> Số mol C là: nC=Bài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giải=375 mol

PTHH: C + O2Bài tập về Không khí – Sự cháy lớp 8 có lời giải CO2

Tỉ lệ PT: 1mol 1mol

P/ứng: 375mol → 375 mol

=> Thể tích khí oxi cần dùng là: VO2=22,4.n=22,4.375=8400 lít

Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => Vkk=5.VO2=5.8400=42000 lít

Đáp án cần chọn là: B

Bài 5: Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):

A. 10 lít.

B. 50 lít.

C. 60 lít.

D. 70 lít.

Lời giải:

PTPƯ : 2NO + O2 → 2NO2

Theo PTPƯ: VO2 = ½.VNO = 20/2 = 10 (lít)

Vì Vkk = 5VO2 => Vkk = 5.10 = 50 (lít)

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm các bài Lý thuyết Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác: