Soạn bài Tập làm một bài thơ tự do - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tập làm một bài thơ tự do trang 49, 50, 51 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tập làm một bài thơ tự do - ngắn nhất Kết nối tri thức
A. Tập làm một bài thơ tự do
1. Trước khi viết
a. Xác định đề tài, cảm xúc
- Đề tài: Nhà trường, gia đình, quê hương, người lính, thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu
- Cảm xúc: quý mến, yêu thương, biết ơn, tự hào, bâng khuâng, xao xuyến,…
b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc
- Hình ảnh gần gũi, thân thuộc,…
- Phát triển mạch cảm xúc bằng tưởng tượng, sự vận động của hình ảnh kết nối với sự vật, hiện tượng,…
c. Gieo vần, bắt nhịp
- Tạo nhịp điệu linh hoạt.
- Gieo vần linh hoạt, kết hợp linh hoạt các loại vần.
2. Viết
Bài viết tham khảo
Bài thơ: Bâng khuâng tháng 9
Tôi nghe tiếng trống trường bâng khuâng tháng 9
Ngoảnh lại sau lưng mùa hạ đã qua rồi
Ai nép vội góc hiên trường bỡ ngỡ
Chờ heo may về vương tóc rối bay
Đốm phượng vĩ cất vào ngăn cặp mới
Thu soi gương tô bờ má thêm hồng
Đừng vẫy gió thả rơi mùa cũ vội
Kẻo nắng sân trường hỏi lá có vàng không?
Làn mắt biếc tiếng nói cười xao xuyến
Ai thênh thang trong một khúc giao mùa
Tôi khép lại đôi dòng lưu bút cũ
Gọi tháng 9 về nghe nhịp trống bâng khuâng.
3. Chỉnh sửa
Sử dụng bảng sau đây để kiểm tra:
Yêu cầu đối với bài thơ tự do |
|
Hình thức nghệ thuật |
Vần trong bài thơ: có thể có vần, vần gieo linh hoạt (vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách), có thể không vần. |
Nhịp thơ linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. |
|
Hình ảnh sinh động. |
|
Biện pháp tu từ đa dạng, phong phú. |
|
Từ ngữ đặc sắc |
|
Nội dung |
Cảm xúc chân thực |
Ý nghĩa, thông điệp sâu sắc. |