Soạn bài Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng trang 83, 84, 85 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng - ngắn nhất Kết nối tri thức
* Nội dung chính: Văn bản bàn luận về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư – một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng.
1. Luận đề của văn bản
- Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là làm rõ sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng trong bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.
- Nhan đề là yếu tố giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy.
2. Các luận điểm triển khai luận đề.
- “Nắng mới” đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
- Bài thơ được cấu tứ theo mô-típ khá “cổ điển”.
- Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.
- Từ “nắng mới hắt bên song” nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ người mẹ phơi áo trước giậu.
- Khái quát vấn đề nghị luận: “Nắng mới” là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng. Tác giả đã thả hồn mộng đi tận hết cõi lòng để trở về với những hồi ức thấm thía.
3. Cách nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
- Ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích chúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm.
- Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu).
4. Bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết.
- Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.