X

Soạn văn lớp 12

Câu hỏi bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) chọn lọc - Ngữ văn lớp 12


Câu hỏi bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) chọn lọc - Ngữ văn lớp 12

Câu hỏi: Thể loại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

Thể loại bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là thể thơ tự do.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955). Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2.

Câu hỏi: Giá trị nội dung bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

Giá trị nội dung của bài thơ Đất nước:

- Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa; về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương.

- Bài thơ thể hiện những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, kiên cường và chiến thắng vẻ vang.

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước:

- Các câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt.

- Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao.

- Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.

Câu hỏi: Chủ đề của bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng bất khuất của Đất Nước.

Câu hỏi: Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả qua 7 câu thơ đầu bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

- Cảm xúc về đất nước được khơi nguồn từ một buổi sáng mùa thu:

+ sáng mát trong: sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc → tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa trong không gian thu khoáng đạt, cao vời, sáng trong, mát lành.

+ hương cốm

+ Lặp từ thu

+ sáng chớm lạnh

+ Xao xác hơi may

+ Thềm nắng – lá rơi đầy

⇒ Bức tranh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn đặc trưng. Đây là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên dưới cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.

- Người ra đi/đầu không ngoảnh lại ⇒ thể hiện ý chí quyết tâm, những con người ra đi lặng lẽ, dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.

Câu hỏi: Bức tranh mùa thu nơi chiến khu Việt Bắc trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

- Câu thơ 5 chữ Mùa thu nay khác rồi → Lời thơ ngắn gọn, chắc khoẻ nhằm khẳng định sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, trong nhận thức của con người.

- Tâm trạng con người đứng vui nghe: niềm vui, sự hân hoan phơi phới khi đứng giữa đất trời tự do.

- Nghệ thuật nhân hóa, lối nói ẩn dụ: Gió thôi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha → Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng. Giờ đây thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói.

⇒ Bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào. Từ hoài niệm về mùa thu năm xưa Hà Nội, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa thu chiến khu Việt Bắc với một tâm trạng hoàn toàn thay đổi.

- Trời xanh, núi rừng, ngả đường, cánh đồng, dòng sông: bằng thủ pháp nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc câu kết hợp với biện pháp liệt kê tác giả đã cho người đọc cảm nhận được cái hình hài của đất nước: vừa có chiều cao, chiều dài, chiều rộng, chiều sâu. → Khẳng định sự trù phú, giàu có của đất nước.

- Điệp ngữ của chúng ta: thể hiện sự nhấn mạnh vào chủ quyền của đất nước ta.

- Cụm từ Nước chúng ta – trang nghiêm, trang trọng.

- Nước những người chưa bao giờ khuất: đất nước được cảm nhận trong chiều dài lịch sử và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

- Từ láy đêm đêm, rì rầm – sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ.

- Đại từ tôi đã chuyển thành ta sự nhận thức của nhân vật trữ tình cái chung rộng lớn đã thay thế cho cái riêng.

⇒ Giọng điệu khỏe khoắn phấn khởi đầy hào hứng diễn tả sự đổi thay mạnh mẽ. Mùa thu của một đất nước lầm than nô lệ đã qua, từ đây là một mùa thu của độc lập, tự do. Đoạn thơ như một định nghĩa hoàn chỉnh về đất nước được cảm nhận ở hiện tại lẫn nhìn nhận trong chiều sâu quá khứ.

Câu hỏi: Hình tượng đất nước từ trong đau thương đứng lên qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

* Đất nước trong đau thương:

- Cánh đồng quê – chảy máu.

- Dây thép gai – đâm nát trời chiều.

- Bát cơm chan đầy nước mắt.

- Đứa đè cổ – đứa lột da.

→ Những hình ảnh thể hiện sự đau thương của đất nước trong chiến tranh. Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.

- nhớ mắt người yêu: sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.

→ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.

* Đất nước của những con người anh hùng, dũng cảm, bất diệt:

- Ngời lên nét mặt quê hương.

- Bật lên những tiếng căm hờn.

→ quyết liệt, dữ dội

- Nghệ thuật đối lập:

Xiềng xích >< trời đầy chim

Súng đạn >< đất đầy hoa

yêu nước,

thương nhà

→ Thể hiện sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta. Khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam

- Sự thay đổi về cảnh vật → vừa chiến đấu vừa xây dựng.

- Sự thay đổi con người → giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.

- Động từ ôm (trong câu thơ: ″ôm đất nước...″) được hiểu theo nghĩa như một tính từ: sự níu giữ, niềm tin yêu vô bờ, không để ai cướp lấy.

- Nổi bật và đặc sắc nhất vẫn là 4 câu thơ cuối bài ″Súng nổ...đứng dậy sáng loà

+ Hình thức thể hiện: thơ 6 chữ cô đúc, rắn rỏi.

+ Bút pháp nhân hoá, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ ″tức nước vỡ bờ″ vào thơ.

⇒ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta. Con người Việt Nam đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ.

Câu hỏi: Khổ thơ cuối trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

Khổ thơ cuối:

- Hình thức thể hiện: thơ 6 chữ cô đúc.

- Nhịp thơ nhanh, âm điệu rắn đanh.

- Súng nổ rung trời giận dữ: Khái quát hóa trận chiến ác liệt, khí thế anh hùng của đất nước. → Không khí của chiến trường không chỉ được bao trùm bởi sự ác liệt, mà còn nằm ở khí thế của người chiến đấu, đem sự căm thù hóa thành tiếng súng giận dữ, hào hùng.

- Người lên như nước vỡ bờ: Hình ảnh lớp lớp quân dân ta tiến vào chiến trường một cách rầm rộ. → Mang ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh đang tuôn trào sánh ngang với tầm vóc của thiên nhiên kỳ vĩ này.

- Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa: Từ hình tượng người lính chiến bước ra từ trong khói lửa chói lòa, lấm lem bùn đất đã khái quát hóa thành biểu tượng chung cho đất nước Việt Nam. Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca, qua biết bao nhiêu cuộc chiến nhưng vẫn hùng dũng đứng thẳng, mạnh mẽ vươn mình, rũ sạch bùn đất của kiếp nô lệ lầm than suốt mấy mươi năm. → Nhờ cảm hứng lãng mạn và hiện thực đã cho ta thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.

⇒ Vậy hình ảnh quật khởi hào hùng của một đất nước trong một bối cảnh rộng lớn được hiện ra trước mắt. Đó chính là tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt, hào hùng của quân và dân ta trong trận Điện Biên Phủ.

Câu hỏi: Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời:

- Các câu thơ dài ngắn xen kẽ, cách lựa chọn hình ảnh sinh động, biểu cảm, nhịp điệu linh hoạt đã giúp Nguyễn Đình Thi dựng được bức tượng đài về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu mồ hôi đã rơi và nỗi đau, gian khổ ập đến. Song chiến thắng ấy cũng là sự kết tinh lớn lao của tình yêu nồng thắm, của tinh thần chiến đấu mãnh liệt và khát vọng hòa bình sâu thẳm.  

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: