X

Soạn văn lớp 12

Câu hỏi bài Dọn về làng chọn lọc - Ngữ văn lớp 12


Câu hỏi bài Dọn về làng chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Dọn về làng Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Dọn về làng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi bài Dọn về làng chọn lọc - Ngữ văn lớp 12

Câu hỏi: Thể loại của bài thơ Dọn về làng?

Trả lời:

Thể loại của bài thơ Dọn về làng là thể thơ tự do.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Dọn về làng?

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Dọn về làng:

- Viết vào năm 1950 nói về quê hương của tác giả trong thời kì kháng chiến chống Pháp, được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc – lin. Sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu.

Câu hỏi: Giá trị nội dung của bài thơ Dọn về làng?

Trả lời:

Giá trị nội dung của bài thơ Dọn về làng:

- Dọn về làng là bài thơ tả lại cảnh quê hương miền núi sau khi được quân ta giải phóng, thể hiện qua lời tâm sự của người con với mẹ:

+ Niềm hạnh phúc, vui sướng khi bọn giặc bị tiêu diệt, cuộc sống của làng bản đã được trở lại.

+ Bài thơ còn thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của quê hương, biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và khát vọng thanh bình của nhân dân miền núi.

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng?

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng:

- Kết cấu lặp vòng đầu - cuối với tiêu đề cụ thể Dọn về làng để làm nổi bật niềm vui chiến thắng.

- So sánh độc đáo bằng những hình ảnh chân thực.

- Cảm xúc dồn nén, lời thơ mộc mạc, tự nhiên, đậm chất dân tộc miền núi.

Câu hỏi: Chủ đề của bài thơ Dọn về làng?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ Dọn về làng là viết về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng.

Câu hỏi: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng đã được diễn tả như thế nào?

Trả lời:

Cuộc sống gian khổ của người dân Cao - Bắc - Lạng được thể hiện qua các hình ảnh:

- Cuộc sống cay đắng đủ mùi.

- Mấy năm: thời gian kéo dài

- Quên tết... quên rằm ...

- Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi

- Lán sụp; nát cửa; vắt bám

- Mẹ địu em chạy; tay dắt bà; vai đầy tay nải...

- Cha ngã xuống, phủ mặt cho chồng, máu đầy tay

→ Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng, tiêu điều xơ xác, tan tác. Phải vào rừng trốn tránh sự khủng bố, lùng sục của giặc. Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.

⇒ Cảnh tượng tan hoang đổ nát của nhân dân miền núi khi thực dân Pháp tràn vào, cuộc sống yên ổn ấm no nay thay thế bằng những cuộc chạy trốn những lo âu thấp thỏm.

→ Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên tạo ấn tượng mạnh vì nó tác động đến người đọc.

Câu hỏi: Tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào?

Trả lời:

Tội ác của giặc Pháp:

- Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng

- Áo quần bị vơ vét

- Cha bị bắt, bị đánh chết

- Chôn cất cha bằng khăn của mẹ, liệm bằng áo của con

- Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt

→ Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân. Triệt làng, giết dân không phân biệt già trẻ, lớn bé, khủng bố đồng bào miền núi,…

⇒ Giặc Pháp tàn bạo, ác độc, qua đó thể hiện sự căm thù đến tột độ và muốn trả thù của tác giả.

Câu hỏi: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?

Trả lời:

Niềm vui được giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi:

- Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng → lời gọi thân thiết, tự hào, báo tin về sự chiến thắng. Nhân vật trữ tình bày tỏ niềm vui với người mẹ của mình, sự lựa chọn ấy giúp thể hiện niềm vui một cách chân thành, sâu sắc.

- Tây bị chết bắt sống hàng đàn/Vệ quốc quân chiếm lại các đồn → kết quả của sự thắng lợi.

- Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang...người xuống làng,... → Hình ảnh vui vẻ của người dân cười vang, xuống làng, người nói cỏ lay, ô tô kêu vang đường, ríu rít tiếng cười con trẻ. Cuộc sống đã trở lại, mọi người nô nức trở về làng.

- Giặc Pháp, Mĩ còn giết,…. Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ → niềm vui chiến thắng trở thành động lực để tiếp tục chiến đấu giải phóng Tổ quốc.

⇒ Ngôn ngữ mộc mạc, lời thơ giản dị, ý thơ cảm xúc, hình ảnh chân thật nhà thơ đã diễn tả niềm vui đủ cung bậc, màu sắc, mang đến cho chúng ta về những đau thương mất mát của nhân dân miền núi, và niềm vui khi được giải phóng.

Câu hỏi: Phân tích màu sắc dân tộc được thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?

Trả lời:

Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh:

- Những hình ảnh giản dị, cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc. Lối diễn đạt tự nhiên giàu hình ảnh, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt:

+ Chỉ số nhiều: Người đông như kiến, súng đầy như củi hay Người nói cỏ lay trong rừng rậm.

+ Chỉ nỗi khổ triền miên: Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy.

+ Chỉ cái chết: Cha ơi! Cha không biết nói rồi...

+ Không khí vui tươi, sinh động: Đường cái kêu vang tiếng ô tô/Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.

- Lối nói so sánh có hình ảnh, kết hợp với từ ngữ của nhà thơ:

+ Người đông như kiến, súng đầy như củi, người nói cỏ lay trong rừng rậm

+ Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối

⇒ Cách diễn tả nỗi đau, niềm vui tự do, độc lập của tác giả thật gần gũi, thân thuộc, hồn nhiên như chính tấm lòng người dân miền núi.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: