5+ Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự
Chia sẻ với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự (mẫu 1)
- Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự (mẫu 2)
- Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự (mẫu 3)
- Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự (mẫu 4)
- Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự (mẫu 5)
5+ Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự
Chia sẻ với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự - mẫu 1
Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội Chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này.
Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân.
Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. Hai con trâu chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau.
Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go, ác liệt nhất. Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc nhau và xô đẩy nhau không phân thắng bại.
Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết. Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt.
Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng bạn một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.
Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự - mẫu 2
Hội Gióng là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong những vị Thánh “bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc đáo, đặc sắc nhất của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hiện nay, đồng bằng Bắc bộ có rất nhiều nơi thờ phụng Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, nhưng chính hội vẫn là ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân, Hội Gióng độc đáo này hội đủ những tiêu chí của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, gìn giữ như một phần bản sắc văn hóa của mình, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng và hòa bình.
Hàng năm, Hội Gióng chính thống được tổ chức vào ngày mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch tại đền Phù Đổng và các vùng lân cận.
Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự - mẫu 3
Trong những ngày Tết cổ truyền của đất nước mình, em thích nhất là Tết Trung thu. Dịp Tết này diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tối hôm đó, em cố gắng ăn cơm thật nhanh. Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Tôi cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Tôi bất giác nhìn lên ánh trăng, nhớ đến câu chuyện cổ tích kể về chú cuội trên cung trăng. Và tự hỏi rằng, liệu trên cung trăng có chị Hằng và chú Cuội thật không? Cuối cùng là tiết mục phá cỗ được trẻ em chúng tôi chờ đợi nhất. Nào là bánh trung thu, mâm ngũ quả… trông thật hấp dẫn. Kết thúc buổi tiệc phá cỗ cũng là lúc phải ra về. Chúng tôi vừa đi trên con đường làng, vừa trò chuyện vui vẻ. Ánh trăng dường như cũng đang đi theo. Cả nhóm nhìn lên và cảm thấy đầy ngạc nhiên thích thú. Trung Thu là Tết của thiếu nhi. Vào những ngày nay, trẻ em đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự - mẫu 4
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Chia sẻ về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự - mẫu 5
Vào dịp Tết năm ngoái, làng em có tổ chức hội làng. Ở đó diễn ra rất nhiều cuộc thi, trò chơi thú vị... Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với cuộc thi đấu vật . Một trận đấu vật gồm có hai vận động viên. Trông họ người nào người nấy đều rất khỏe mạnh, lực lưỡng. Em có may mắn được xem trận chung kết của cuộc thi. Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Tiếng trống cùng với tiếng hò reo của khán giả vang lên khiến cho không khí trở nên thật sôi động. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng của đô vật khăn xanh. Trọng tài bước đến cạnh đô vật chiến thắng, rồi cầm tay họ anh giơ lên. Sau đó, cả hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. Hội thi đấu vật thật là thú vị và hấp dẫn.