Luyện tập viết chương trình hoạt động trang 67 lớp 5 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Luyện tập viết chương trình hoạt động trang 67 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Luyện tập viết chương trình hoạt động trang 67 lớp 5 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào bài tập 2 và bài tập 3 trang 64, viết chương trình hoạt động.
Gợi ý:
Trả lời:
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương)
I. Mục đích
- Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.
- Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng
- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cồ động ATGT, trống, kèn.
- Các hoạt động cụ thể:
+ Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.
+ Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.
+ Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.
+ Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.
- Nước uống: Nga, Thanh.
- Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.
III. Chương trình cụ thể
- Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu
- 7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.
- 7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.
- Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.
- Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.
- Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.
- Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.
- Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.
- Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường.
- 9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.
Câu 2 (trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ và nhận xét chương trình hoạt động đã viết trong nhóm.
- Nội dung
- Hình thức
- ?
Trả lời:
Em chia sẻ và nhận xét chương trình hoạt động đã viết trong nhóm.
* Vận dụng
Trả lời:
Em tìm hiểu “Luật Trẻ em” và trình bày một điều luật về quyền của trẻ em.
15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.