X

Toán 9 Kết nối tri thức

Bài 6.26 trang 24 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9


Chứng tỏ rằng nếu phương trình bậc hai ax + bx + c = 0 có hai nghiệm là x và x thì đa thức ax + bx + c phân tích được thành nhân tử như sau:

Giải Toán 9 Bài 20: Định lí Viète và ứng dụng - Kết nối tri thức

Bài 6.26 trang 24 Toán 9 Tập 2: Chứng tỏ rằng nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm là x1 và x2 thì đa thức ax2 + bx + c phân tích được thành nhân tử như sau:

ax2 + bx + c = a(x – x­1)(x – x2).

Áp dụng: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x2 + 11x + 18;

b) 3x2 + 5x – 2.

Lời giải:

⦁ Phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm là x1 và x2 nên theo định lí Viète, ta có:

x1+x2=bax1x2=ca.

Suy ra b = –a(x1 + x2) và c = ax1x2.

Do đó:

ax2 + bx + c = ax2 – a(x1 + x2)x + ax1x2

= ax2 – ax1x – ax2x + ax1x2

= ax(x – x1) – ax2(x – x1)

= a(x – x1)(x – x2).

Vậy nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm là x1 và x2 thì đa thức ax2 + bx + c phân tích được thành nhân tử là: ax2 + bx + c = a(x – x­1)(x – x2).

Áp dụng: Phân tích các đa thức thành nhân tử:

a) x2 + 11x + 18.

Phương trình x2 + 11x + 18 = 0 có ∆ = 112 – 4.1.18 = 49 > 0 và Δ=49=7.

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

x1=11+721=2; x2=11721=9.

Vậy đa thức x2 + 11x + 18 phân tích được thành nhân tử như sau:

x2 + 11x + 18 = (x + 2)(x + 9).

b) 3x2 + 5x – 2.

Phương trình 3x2 + 5x – 2 = 0 có ∆ = 52 – 4.3.(–2) = 49 > 0 và Δ=49=7.

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

x1=5+723=13;x2=5723=2.

Vậy đa thức 3x2 + 5x – 2 phân tích được thành nhân tử như sau:

3x2+5x2=3x13x+2.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 20: Định lí Viète và ứng dụng hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: