X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Phần 4)


Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 35 (có đáp án): Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Phần 4)

Câu 31: Cho sơ đồ giới hạn sinh thái của 3 loài sinh vật và một số nhận xét như sau:

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

I- Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, đồng thời là loài hẹp nhiệt nhất trong 3 loài

II- Loài 2 thường có vùng phân bố rộng nhất trong 3 loài

III- Sự cạnh tranh giữa loài 1 và 2 diễn ra mạnh hơn so với giữa loài 2 và 3 do có sự trùng lặp ổ sinh thái nhiều hơn

IV- Khi nhiệt độ xuống dưới 10°C thì chỉ có một loài có khả năng sống sót

Số phát biểu đúng là

A. 4     B. 2     C. 3     D. 1

Câu 32: Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:

I. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

II. Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

III. Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.

IV. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Câu 33: Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21ºC đến 35ºC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Tron 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25ºC đến 40ºC, độ ẩm từ 8% đến 95%.

B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12ºC đến 30ºC, độ ẩm từ 90% đến 100%.

C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25ºC đến 30ºC, độ ẩm từ 85% đến 95%.

D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20ºC đến 35ºC, độ ẩm từ 75% đến 95%.

Câu 34: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài?

A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh

B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu

C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau

D. Những loại có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu

Câu 35: Nơi ở là

A. khu vực sinh sống của sinh vật

B. nơi cư trú của loài

C. khoảng không gian sinh thái

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 36: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất

B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường

D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất

Câu 37: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố

A. hạn chế     B. rộng

C. vừa phải     D. hẹp

Câu 38: Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.

B. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

D. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

Câu 39: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng.     B. Độ ẩm.

C. Cạnh tranh.     D. Nhiệt độ.

Câu 40: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.

B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.

C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.

Câu 41: Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể.

II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh.

III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể.

IV. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.

A. 3     B. 1     C. 2     D. 4

Câu 42: Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì:

A. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

B. Làm tăng tốc độ phân ly ổ sinh thái.

C. Làm phong phú nguồn sống của môi trường.

D. Làm các cá thể khác nhau của các loài khác nhau bị tiêu diệt.

Câu 43: Nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là

A. hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng.

C. sự thay đổi của môi trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

D. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế.

Câu 44: Phát biểu nào dưới đây KHÔNG chính xác khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật:

A. Mỗi nhân tố sinh thái đều có một khoảng giá trị liên tục mà trong đó sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng được.

B. Điểm cực thuận nằm trong giới hạn sinh thái là một giá trị về điều kiện sinh thái mà ở đó sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất ngay cả khi các nhân tố sinh thái khác nằm ngoài giới hạn.

C. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái đối với sinh vật cũng được coi là ổ sinh thái riêng của nhân tố sinh thái đó đối với sinh vật nêu trên.

D. Những loài chia sẻ chung nhiều vùng giới hạn sinh thái của nhiều nhân tố sinh thái khác nhau thường có xu hướng gia tăng sự cạnh tranh và có thể dẫn đến sự phân ly ổ sinh thái.

Câu 45: Trong một sinh cảnh có nhiều loài cùng phát sinh từ một loài gốc ban đầu, chúng là những loài có mối quan hệ họ hàng gần. Trong quá trình sống, chúng sử dụng các yếu tố sống của môi trường giống nhau. Sự cạnh tranh giữa các loài này thường:

A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 46: Trong số các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác?

A. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên những ổ sinh thái khác nhau.

B. Môi trường chỉ bao gồm các yếu tố vô sinh bao quanh sinh vật thuộc nhóm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) và các yếu tố thổ nhưỡng hay địa hình.

C. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người không thuộc hai nhóm trên.

D. Thực vật đều sử dụng quang năng phục vụ cho các hoạt động quang hợp của mình, do đó giới hạn sinh thái đối với ánh sáng của các loài thực vật đều như nhau.

Câu 47: Về môi trường sống xung quanh sinh vật, khẳng định nào dưới đây là chính xác?

A. Mỗi sinh vật đều có khoảng giới hạn sinh thái như nhau đối với mỗi nhân tố sinh thái.

B. Các nhân tố sinh thái của môi trường luôn tác động đồng đều lên cơ thể sinh vật, đồng đều lên các bộ phận khác nhau của cơ thể sinh vật và đồng đều lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sinh vật.

C. Mỗi một nhân tố sinh thái của môi trường đều có một giá trị mà ở đó sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh nhất gọi là điểm cực thuận.

D. Sinh vật chịu tác động một chiều từ môi trường và sự sinh trưởng phát triển của sinh vật chịu sự chi phối của môi trường.

Câu 48: Trong một khu vườn cây ăn quả (trái), nhân tố vô sinh là:

A. Chiếc lá rụng     B. Cây mít

C. Con bọ ngựa     D. Con xén tóc

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác: