Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 45 (có đáp án): Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái (Phần 2)
Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 45 (có đáp án): Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái (Phần 2)
Câu 11: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có sản lượng sơ cấp tinh/ha lớn hơn và tại sao?
A. Đại dương mở vì tổng sinh khối của sinh vật tự dưỡng quang hợp lớn.
B. Rừng mưa nhiệt đới vì tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn và sự đa dạng loài.
C. Rừng rụng lá ôn đới vì giai đoạn tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng trong suốt mùa hè.
D. Đồng cỏ vì tổng sinh khối sinh vật sản xuất nhỏ do việc tiêu thụ của động vật ăn cỏ và phân hủy nhanh.
Câu 12: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưõrng trong 1 chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275×105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28×105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21×104 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165×102 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là:
A. giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1
B. giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và bậc dinh dưỡng cấp 3
C. giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và bậc dinh dưỡng cấp 2
D. giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và bậc dinh dưỡng cấp 4.
Câu 13: Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
Câu 14: Cho các thông tin ở bảng dưới đây về chuỗi thức ăn và năng lượng tương ứng chứa trong mỗi bậc dinh dưỡng mà một học sinh A đã tiến hành đo lường ở một khu vực sinh thái.
Một học sinh khác (học sinh B) sử dụng các số liệu thu thập được và tiên hành tính toán cũng như kêt luận về quá trình nghiên cứu của học sinh A và đưa ra một số nhận xét sau:
(1) Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng liền kề có giá trị cao nhất nằm ở sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(2) Giá trị hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng thứ 2 so với bậc dinh dưỡng thứ nhất là 5x10-3
(3) Một phần lớn năng lượng được sinh vật sản xuất đồng hóa được sẽ được dùng vào việc xây dựng sinh khối của bản thân nó, hô hấp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của chúng và chỉ một phần nhỏ được chuyển sang bậc dinh dưỡng kế tiếp.
(4) Có những dấu hiệu cho thấy việc đo lượng năng lượng có trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn này là không chính xác.
Trong số các nhận định kể trên, có bao nhiêu nhận định là chính xác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 15: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A. 6%. B. 12%. C. 10%. D. 15%.
Câu 16: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
Câu 17: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 10% và 9%. B. 12% và 10%.
C. 9% và 10%. D. 10% và 12%.
Câu 18: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng thứ 3 so với bạc dinh dưỡng thứ 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A.0,57% B.0,0052% C.45,5% D.0,92%
Câu 19: Sản lượng sinh vật thứ cấp lớn nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào?
A. Vật dữ đầu bảng.
B. Những động vật gần với vật dữ đầu bảng.
C. Những động vật nằm ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn.
D. Những động vật ở những bậc dinh dưỡng gần với nguồn thức ăn sơ cấp.
Câu 20: Cho năng lượng tại mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được thể hiện như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Trong số các nhận xét dưới đây:
(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật.
(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp.
(3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất.
(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57%
Số nhận xét đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
B. Sinh vật phân giải
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chuỗi thức ăn dưới nước thường có ít mắt xích hơn chuỗi trên cạn.
B. Quá trình biến đổi vật chất luôn đi kèm với biến đổi năng lượng.
C. Vật chất được tuần hoàn còn năng lượng thì không được tái sử dụng.
D. Năng lượng hao phí chủ yếu qua quá trình hô hấp của sinh vật.
Câu 23: Một chuỗi thức ăn gồm tảo, giáp xác và cá. Biết năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu kcal/m2/ngày; tảo đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó; giáp xác khai thác 40% năng lượng của tảo; cá khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Năng lượng mà cá khai thác được từ giáp xác là bao nhiêu nhiêu?
A. 5,4 cal/m2/ngày. B. 3600 cal/m2/ngày
C. 5,4 kcal/m2/ngày D. 3600 kcal/m2/ngày.
Câu 24: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 25: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa chu trình vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
I. Luân chuyển trong quần xã thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
II. Đi vào quần xã thông qua sinh vật sản xuất.
III. Trả lại môi truongThông qua các vi khuẩn phân phân hủy các chất thải bả, các xác chết của sinh vật.
IV. Quá trình trao đổi giữa quần xã và môi trường vô cơ tạo thành vòng tuần hoàn hở.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 26: Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:
A. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá cây, rụng lông, lột xác…).
B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.
D. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn.