X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 39 (có đáp án): Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật (Phần 2)


Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 39 (có đáp án): Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật (Phần 2)

Câu 11: Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất.

A. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn

B. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé

C. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn

D. Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn

Câu 12: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

I. Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6.

II. Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng.

III. Số lượng cây tràm ở rừng u Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002

IV. Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. Có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. 1.     B. 3.     C. 2.     D. 4.

Câu 13: Quần thể nào sau đây có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

A. Khi nhiệt độ xuống dưới 8ºC số lượng ếch nhái giảm mạnh.

B. Số lượng cá cơm vùng biển Peru biến động khi có dòng nước nóng chảy qua.

C. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa hè.

D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Câu 14: Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là

A. mức độ cạnh tranh của các cá thể trong quần thể.

B. kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.

C. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. cấu trúc tuổi của quần thể.

Câu 15: Số lượng cá thể của quần thể biến động là do

A. quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh.

B. điều kiện môi trường thay đổi có tính chu kì.

C. các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau.

D. những thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.

Câu 16: Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động

A. theo chu kỳ nhiều năm.

B. theo chu kỳ mùa.

C. không theo chu kỳ.

D. theo chu kỳ tuần trăng.

Câu 17: Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 800C.

II. Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.

III. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.

IV. Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến.

Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?

A. 4.     B. 2.     C. 1.     D. 3.

Câu 18: Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì.

II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ.

III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa.

IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

A. 3.     B. 1.     C. 2.     D. 4.

Câu 19: Cho các đặc điểm sau:

I. Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ.

II. Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao.

III. Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều.

IV. Tiềm năng sinh học thấp.

Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài dễ bị diệt vong có bao nhiêu đặc tính trên ?

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4

Câu 20: Khi khai thác một quần thể cá trong hồ nếu nhiều mẻ lưới đều thu được tỷ lệ các lớn chiếm ưu thế hơn so với cá con thì kết luận nào sau đây là chính xác ?

A. Chưa khai thác hết tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ.

B. Khai thác quá mức tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ.

C. Khai thác đến mức quần thể cá chuẩn bị suy kiện về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ.

D. Khai thác đúng với tiềm năng sinh học về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ.

Câu 21: Có bao nhiêu nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể trong số các nguyên nhân sau:

I. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.

II. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.

III. Do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.

IV. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.

A. 1.     B. 2.     C. 4.     D. 3.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác: