Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Câu 1: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến
B. di – nhập gen
C. các yếu tố ngẫu nhiên
D. giao phối không ngẫu nhiên
Câu 2: Trong tiến hóa, CLTN được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất
D. nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể
Câu 3: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là:
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước, kiểu tăng trưởng
B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Câu 4: Trong 1 khu rừng có nhiều cây lớn, nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng; động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành.
A. lưới thức ăn
B. quần xã
C. hệ sinh thái
D. chuỗi thức ăn
Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do
A. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
B. sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích
C. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
D. sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.
Câu 6: Một chu trình địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ
C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
Câu 7: Dưới đây là 1 số đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao và hệ sinh thái ở vĩ độ thấp:
(1) Thành phần loài đa dạng.
(2) Thành phần loài kém đa dạng.
(3) Nhiệt độ trong năm dao động với biên độ lớn.
(4) Nhiệt độ ấm, mức dao động nhiệt độ thấp.
(5) Năng suất sinh học trung bình hằng năm cao.
(6) Năng suất sinh học trung bình hằng năm thấp.
Những đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao gồm:
A. (2), (3) và (5)
B. (1), (4) và (6)
C. (1), (3) và (5)
D. (2), (4) và (6)
Câu 8: Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó có thể được gọi là
A. quần thể sinh vật
B. một tổ hợp sinh vật khác loài
C. hệ sinh thái
D. quần xã sinh vật
Câu 9: Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây,…), R là năng lượng mất đi do hô hấp và P là năng lượng sản xuất được.
Các loài | I | A | F | R | P |
Ngô | 100 | 40 | 60 | 35 | 5 |
Châu chấu | 100 | 34 | 60 | 24 | 10 |
Gà | 100 | 90 | 10 | 88 | 2 |
Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nói trên là
A. 10% B. 0,02%
C. 5% D. 0,01%
Câu 10: Một đầm nước ông nuôi cá có 3 bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tô, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do tạo hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thức hiện?
A. Thả thêm vào đầm 1 số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ
B. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1
C. Đánh bắt bớt tôn và cá nhỏ
D. Thả thêm vào đầm 1 số tôm và cá nhỏ
Câu 11: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn không đúng?
A. Cây xanh → chuột → mèo → diều hâu
B. Cây xanh → chuột → cú → diều hâu
C. Cây xanh → chuột → rắn → diều hâu
D. Cây xanh → rắn → chim → diều hâu
Câu 12: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái là
A. thành phần vô sinh
B. thành phần hữu sinh
C. động vật và thực vật
D. cả A và B
Câu 13: Sinh quyển tồn tại và phát triển đượclà nhờ nguồn năng lượng nào?
A. năng lượng gió
B. năng lượng thủy triều
C. năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt
D. năng lượng mặt trời
Câu 14: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. hệ sinh thái biển
B. hệ sinh thái thành phố
C. hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
D. hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 15: Câu nào sau đây sai?
A. Bất kì loại diễn thế sinh thái nào cũng trải qua một khoảng thời gian và tạo nên một dãy biến thể bởi sự thay thế tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
B. Quần xã đỉnh cực là quần xã tương đối ổn định theo thời gian
C. Hoạt động của con người là một nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái, nhiều khi dẫn tới làm suy thoái các quần xã sinh vật
D. Trong diễn thế nguyên sinh, quần xã tiên phong là quần xã có độ đa dạng cao nhất