X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2024


Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2024

Nhằm mục đích giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2024, tài liệu tổng hợp 800 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết với các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được biên soạn theo từng bài học sẽ giúp học sinh ôn luyện, củng cố lại kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 12.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2024

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 có đáp án

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

  1. Anticodon.
  2. Gen.
  3. Mã di truyền.
  4. Codon.

Đáp án:

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Gen là một đoạn của phân tử ADN

  1. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
  2. mang thông tin di truyền của các loài.
  3. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
  4. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Đáp án:

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là

  1. Một phân tử protein
  2. Một phân tử mARN
  3. Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
  4. Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN

Đáp án:

Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

  1. Guanin(G).
  2. Uraxin(U).
  3. Ađênin(A).
  4. Timin(T).

Đáp án:

Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.

U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: ADN không được cấu tạo từ các loại nuclêôtit nào:

  1. A, T, G, X.
  2. G, X
  3. A, U, G, X.
  4. A, T

Đáp án:

Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.

U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:

  1. ADN
  2. mARN
  3. ARN 
  4. Protein

Đáp án:

Timin là đơn phân của ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:

  1. 3’TXGAATXGT5’
  2. 5’AGXTTAGXA3’
  3. 5’TXGAATXGT3’
  4. 5’UXGAAUXGU3’

Đáp án:

Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:

Mạch gốc:                          3’AGXTTAGXA5’

Mạch bổ sung:                   5’TXGAATXGT3’

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

  1. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.  
  2. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
  3. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.  
  4. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.

Đáp án:

Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:

Mạch gốc: 3'...AAAXAATGGGGA...5'.

Mạch bổ sung: 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.  

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệBÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀNở mạch thứ 2 của gen là?

  1. 1/4
  2. 1
  3. 1/2
  4. 2

Đáp án:

Tỉ lệBÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀNở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4

Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2

→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2

Đáp án cần chọn là: C

Chú ýTỷ lệBÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀNở mạch bổ sung bằng nghịch đảo của mạch gốc và ngược lại.

Câu 10: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:

  1. 4/5
  2. 1/5      
  3. 1/4
  4. 3/4

Đáp án:

Chuỗi polinucleotit mạch gốc = 4

Chuỗi polinucleotit bổ sung 1/4

→ T + X = 80%, A + G = 20%.  Vậy tỷ lệ T+X chiếm 4/5

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 có đáp án

Câu 1: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

  1. mARN
  2. ADN
  3. tARN
  4. rARN

Đáp án:

Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  1. anticodon.           
  2. triplet.
  3. axit amin.   
  4. codon.

Đáp án:

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là anticodon.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên

  1. phân tử tARN
  2. mạch gốc của gen
  3. phân tử rARN
  4. phân tử mARN

Đáp án:

Bộ ba đối mã nằm trên phân tử tARN; bộ ba đối mã liên kết bổ sung với bộ ba mã hóa trên phân tử mARN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

  1. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  2. Phân giải prôtêin.
  3. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  4. Cấu tạo nên ribôxôm

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận chức năng nào sau đây?

  1. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  2. Cấu tạo nên ribôxôm.
  3. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  4. Cả ba chức năng trên

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận cả ba chức năng A, B, C.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Cho các đặc điểm:

1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.

2.  Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là

  1. 4
  2. 2
  3. 1  
  4. 3

Đáp án:

Các điểm chung có ở 3 ARN là: (1),(3),(4).

Ý (2) sai vì trong ARN không có timin

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?

1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.
2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
4. Có 4 loại đơn phân.

Phương án đúng:

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Đáp án:

Đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN là: (1), (2), (4).

(3) Sai do mARN là 1 mạch đơn, thẳng -> không có đoạn có liên kết bổ sung.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

  1. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  2. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X
  3. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
  4. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Đáp án:

mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: mARN không có đặc điểm nào dưới đây?

  1. có cấu trúc mạch đơn.
  2. gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  3. gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
  4. có cấu trúc mạch thẳng.

Đáp án:

B sai vì trong ARN không có timin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?

  1. Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm
  2. Có đầu 5' liên kết với axit amin
  3. Chỉ có cấu trúc mạch đơn
  4. Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

Đáp án:

Nhận định đúng là tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

A sai vì rARN là thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm.

B sai vì tARN có đầu 3' liên kết với axit amin.

C sai vì tARN có cấu trúc dạng chùy, vẫn có đoạn gồm 2 mạch, có liên kết hiđrô.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 có đáp án

Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là

  1. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
  2. Điều hòa lượng mARN
  3. Điều hòa lượng tARN
  4. Điều hòa lượng rARN

Đáp án:

Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Điều hòa hoạt động của gen chính là:

  1. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
  2. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
  3. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
  4. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.

Đáp án:

Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:

  1. Phiên mã
  2. Sau phiên mã
  3. Trước phiên mã
  4. Dịch mã

Đáp án:

Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ:

  1. Từ trước phiên mã đến sau dịch mã
  2. Phiên mã
  3. Dịch mã
  4. Ở giai đoạn trước phiên mã

Đáp án:

Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:

  1. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
  2. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
  3. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
  4. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).

Đáp án:

Operon Lac bao gồm: Nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :

  1. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc
  2. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động
  3. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc
  4. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành

Đáp án:

Operon Lac bao gồm: Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?

  1. Gen điều hoà
  2. Nhóm gen cấu trúc
  3. Vùng vận hành (O)
  4. Vùng khởi động (P)

Đáp án:

Gen điều hoà không nằm trong Operon Lac.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?

  1. Vùng khởi động của gen điều hòa.
  2. Gen Y của opêron.
  3. Vùng vận hành của opêron. 
  4. Gen Z của opêron.

Đáp án:

Gen điều hoà không thuộc Operon Lac

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:

  1. Vùng khởi động.
  2. Vùng kết thúc.
  3. Vùng mã hoá
  4. Vùng vận hành.

Đáp án:

Kí hiệu O (operator) là vùng vận hành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Operator (viết tắt: O) là:

  1. Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng
  2. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế
  3. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã
  4. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế

Đáp án:

Kí hiệu O (operator)  là vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế

Đáp án cần chọn là: B