X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 40 (có đáp án): Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (Phần 4)


Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 40 (có đáp án): Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (Phần 4)

Câu 34: Cho các phát biểu sau:

(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.

(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.

(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 4.     B. 2.      C. 1.     D. 3.

Câu 35: Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

A. hợp tác.     B. kí sinh – vật chủ.

C. hội sinh.     D. cộng sinh.

Câu 36: Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?

I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

IV. Giun sán sống trong ruột lợn.

A. 2.     B. 1.     C. 3.     D. 4.

Câu 37: Cho các mối quan hệ sau:

I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.

II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.

III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.

IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.

Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?

A. 1.     B. 3.     C. 4.     D. 2.

Câu 38: Chấy hút máu trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?

A. Hợp tác.     B. Kí sinh – vật chủ.

C. Hội sinh.     D. Cộng sinh.

Câu 39: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã giảm dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

Câu 40: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.

B. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.

C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.

D. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.

Câu 41: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi?

I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ.

III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

A. 4.     B. 3.     C. 2.     D. 5.

Câu 42: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

A. Phân bố đều.

B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 43: Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng

I. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị thu hẹp

II. Phần lớn sản lượng sơ cấp trên trái đất được sản xuất bởi hệ sinh thái dưới nước

III. Ở mỗi quần xã sinh vật chỉ có một loài ưu thế quyết định chiều hướng biến đổi của nó

IV. Trong diễn thế sinh thái loài xuất hiện sau thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn loài xuất hiện trước đó.

A. 4     B. 2     C. 3     D. 1

Câu 44: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.

B. Sự phân tầng trong quần xã sẽ làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường làm tăng cạnh tranh khác loài.

C. Sự phân bố không đều của các nhân tố vô sinh là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân tầng trong quần xã.

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẻ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 45: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

B. Cá ép sống bám trên cá lớn.

C. Hải quỳ và cua.

D. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương.

Câu 46: Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?

A. Ức chế cảm nhiễm

B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Kí sinh.

D. Hội sinh.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác: