X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Top 50 bài tập trắc nghiệm Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học (mới nhất)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 50 bài tập trắc nghiệm Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học Sinh học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Sinh học 12 giúp các bạn học tốt môn Sinh học hơn.

Bài tập trắc nghiệm Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

Câu 1:

Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là?

A. Đột biến

B. Di – nhập gen

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong tiến hóa, CLTN được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì?

A. Tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc

B. Diễn ra với nhiều hình thức khác nhau

C. Đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất

D. Nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể

Xem lời giải »


Câu 3:

Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là?

A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước, kiểu tăng trưởng

B. Sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong

D. Độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong 1 khu rừng có nhiều cây lớn, nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng; động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành:

A. Lưới thức ăn

B. Quần xã

C. Hệ sinh thái

D. Chuỗi thức ăn

Xem lời giải »


Câu 5:

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do?

A. Sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự trùng nhau về ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.

B. Sự phân bố các nhân tố sinh thái giống nhau trong không gian, kết quả làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích

C. Sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của CLTN làm cân bằng khả năng sử dụng nguồn sống vì các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau

D. Sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian, đồng thời do tác động của quá trình CLTN dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 6:

Một chu trình địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước

B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ

C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước

D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước

Xem lời giải »


Câu 7:

Dưới đây là 1 số đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao và hệ sinh thái ở vĩ độ thấp:

(1) Thành phần loài đa dạng.

(2) Thành phần loài kém đa dạng.

(3) Nhiệt độ trong năm dao động với biên độ lớn.

(4) Nhiệt độ ấm, mức dao động nhiệt độ thấp.

(5) Năng suất sinh học trung bình hằng năm cao.

(6) Năng suất sinh học trung bình hằng năm thấp.

Những đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao gồm:

A. (2), (3) và (5)

B. (1), (4) và (6)

C. (1), (3) và (5)

D. (2), (4) và (6)

Xem lời giải »


Câu 8:

Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó có thể được gọi là?

A. Quần thể sinh vật

B. Một tổ hợp sinh vật khác loài

C. Hệ sinh thái

D. Quần xã sinh vật

Xem lời giải »


Câu 9:

Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây,…), R là năng lượng mất đi do hô hấp và P là năng lượng sản xuất được.

Các loài I A F R P
Ngô 100 40 60 35 5
Châu chấu 100 34 60 24 10
100 90 10 88 2

Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nói trên là

A. 10%

B. 0,02%

C. 5%

D. 0,01%

Xem lời giải »


Câu 10:

Một đầm nước nông nuôi cá có 3 bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do tạo hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thực hiện?

A. Thả thêm vào đầm 1 số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ

B. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1

C. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ

D. Thả thêm vào đầm 1 số tôm và cá nhỏ

Xem lời giải »


Câu 11:

Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn không đúng?

A. Cây xanh → chuột → mèo → diều hâu

B. Cây xanh → chuột → cú → diều hâu

C. Cây xanh → chuột → rắn → diều hâu

D. Cây xanh → rắn → chim → diều hâu

Xem lời giải »


Câu 12:

Thành phần cấu trúc hệ sinh thái là?

A. Thành phần vô sinh

B. Thành phần hữu sinh

C. Động vật và thực vật

D. Cả A và B

Xem lời giải »


Câu 13:

Sinh quyển tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn năng lượng nào?

A. Năng lượng gió

B. Năng lượng thủy triều

C. Năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt

D. Năng lượng mặt trời

Xem lời giải »


Câu 1:

Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:

1- ADN của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.

2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.

3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.

6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Xem lời giải »


Câu 2:

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự

B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn tự một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

C. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng

D. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau

Xem lời giải »


Câu 3:

Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, cách li địa lí:

A. Là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

C. Duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.

D. Là nhân tố tiến hóa quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

Xem lời giải »


Câu 4:

Học thuyết tiến hóa hiện đại đã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?

I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.

II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem lời giải »


Câu 5:

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái đất là?

A. Tế bào nhân sơ được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

B. Prôtêin được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa hóa học.

C. Axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ADN.

D. Tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) là sinh vật đầu tiên.

Xem lời giải »


Câu 6:

Theo tiến hóa hiện đại, CLTN đóng vai trò:

A. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

B. Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi.

C. Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Xem lời giải »


Câu 7:

Sử dụng phương pháp giải phẫu và so sánh phôi sinh học có thể kiểm chứng được bao nhiêu giả thuyết sau đây?

(1) Mối quan hệ họ hàng giữa người và lợn

(2) Ti thể trong tế bào nhân thực là do vi khuẩn sống nội cộng sinh tạo thành

(3) % axit amin tương đồng giữa Hemoglobin của người và Hemoglobin của cá

(4) Xương cụt là dấu tích của đuôi ở động vật

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau bị chi phối bởi mật độ cá thể?

(1) Sức sinh sản

(2) Khí hậu

(3) Mức tử vong

(4) Số lượng kẻ thù

(5) Nhiệt độ

(6) Các chất độc

(7) Sự phát tán của các cá thể

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Xem lời giải »


Câu 9:

Vốn gen là?

A. Tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.

B. Tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.

C. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.

D. Tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.

Xem lời giải »


Câu 10:

Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường điều gì sẽ xảy ra ?

A. Mật độ của quần thể tăng theo cấp số nhân

B. Mật độ của quần thể giảm theo cấp số nhân

C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ tăng

D. Tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ giảm

Xem lời giải »


Câu 11:

Phát biểu nào dưới đây là chính xác về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

A. Hầu hết các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ J

B. Hầu hết các quần thể động vật, tỉ lệ giới tính được duy trì ở trạng thái 1:1.

C. Trong môi trường giới hạn, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi kích thước nhỏ nhất.

D. Trong quần thể, các cá thể trong tuổi sinh sản đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại của quần thể.

Xem lời giải »


Câu 12:

Khi nói về ý nghĩa của sự phát tán cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác, phát biểu sau đây sai?

A. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

B. Giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

C. Phân bố lại cá thể trong quần thể cho phù hợp với nguồn sống.

D. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

Xem lời giải »


Câu 13:

Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là?

A. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên

B. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

C. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

D. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

Xem lời giải »


Câu 1:

Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái biển

B. Hệ sinh thái thành phố

C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Xem lời giải »


Câu 2:

Câu nào sau đây sai?

A. Bất kì loại diễn thế sinh thái nào cũng trải qua một khoảng thời gian và tạo nên một dãy biến thể bởi sự thay thế tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

B. Quần xã đỉnh cực là quần xã tương đối ổn định theo thời gian

C. Hoạt động của con người là một nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái, nhiều khi dẫn tới làm suy thoái các quần xã sinh vật

D. Trong diễn thế nguyên sinh, quần xã tiên phong là quần xã có độ đa dạng cao nhất

Xem lời giải »


Câu 3:

Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nito trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

1. Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện

2. Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện

3. Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nito cung cấp cho cây sẽ giảm.

4. Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Xem lời giải »


Câu 4:

Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng nhanh số lượng ốc bươu vàng là do:

I. Tốc độ sinh sản cao.

II. Gần như chưa có thiên địch

III. Nguồn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh.

IV. Giới hạn sinh thái rộng.

Số phương án đúng

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Xem lời giải »


Câu 5:

Các tài nguyên nào sau đây được xếp vào dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

(1) Không khí sạch.

(2) Năng lượng mặt trời.

(3) Đất.

(4) Nước sạch.

(5) Đa dạng sinh học.

(6) Năng lượng gió.

(7) Năng lượng thủy triều.

(8) Năng lượng sóng.

A. (1), (2), (4) và (7).

B. (3), (5), (6) và (8).

C. (2), (6), (7) và (8).

D. (1), (2), (5) và (7).

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1 – Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị thu hẹp.

2 – Phần lớn sản lượng sơ cấp trên trái đất được sản xuất bởi hệ sinh thái dưới nước.

3 – Ở mỗi quần xã sinh vật chỉ có một loài ưu thế quyết định chiều hướng biến đổi của nó.

4 - Trong diễn thế sinh thái loài xuất hiện sau thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn loài xuất hiện trước đó.

5 - Hệ sinh thái tự nhiên thường đa dạng hơn nên có năng suất cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Xem lời giải »


Câu 7:

Trong các hoạt động sau:

(1) Đắp đập ngăn sông làm thủy điện;

(2) Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp;

(3) Khai thác những cây gỗ già trong rừng;

(4) Khai phá đất hoang;

(5) Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa làm sạch mầm bệnh trong đất và nước.

Những hoạt động nào được xem là điều khiển diễn thế sinh thái theo hướng có lợi cho con người và thiên nhiên?

A. 1, 3, 4.

B. 1, 2, 3, 5.

C. 2, 3, 4.

D. 2, 4, 5.

Xem lời giải »


Câu 8:

Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ?

A. Ức chế- cảm nhiễm

B. Kí sinh

C. Cộng sinh

D. Hội sinh

Xem lời giải »


Câu 9:

Các sinh vật nào sau đây có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ?

(1) Nấm

(2) Thực vật

(3) Vi khuẩn tự dưỡng

(4) Vi khuẩn dị dưỡng

A. (2), (3)

B. (1),(2)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3)

Xem lời giải »


Câu 10:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuồng mặt nước đạt 3.106 Kcal/m2/ ngày. Tảo X chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác dược 40% năng lượng tích lũy trong tảo X còn cá ăn giáp xác khai thác được 0.15% năng lựợng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là:

A. 0.0018%

B. 0,008%

C. 0,08%

D. 0.00018%

Xem lời giải »


Câu 11:

Có một lưới thức ăn dưới đây, khi nguồn thức ăn ban đầu bị nhiễm DDT, động vật nào có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất?

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

A. Loài E.

B. Loài F.

C. Loài D.

D. Loài H.

Xem lời giải »


Câu 12:

Thường trong một tháp sinh thái, các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao hơn thì nhỏ hơn các giá trị ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Nếu ngược lại thì hình tháp sinh thái được gọi là hình đảo ngược. Trường hợp nào có thể dẫn đến các tháp sinh thái đảo ngược?

(1) Một tháp sinh khối trong đó sinh vật sản xuất có vòng đời rất ngắn so với các sinh vật tiêu thụ.

(2) Một tháp sinh khối trong đó các sinh vật tiêu thụ có vòng đời ngắn so với các sinh vật sản xuất.

(3) Một tháp sinh vật lượng trong đó khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật sản xuất lớn hơn khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật tiêu thụ một vài lần.

(4) Một tháp sinh vật lượng trong đó sinh vật tiêu thụ bậc 1 là loài chiếm ưu thế với số lượng cá thể rất lớn

(5) Khí hậu cực nóng sẽ tạo ra tháp sinh thái đảo ngược.

Số câu đúng là:

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 13:

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.

(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.

(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.

(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 14:

Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?

I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.

II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.

III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...

IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trong của quá trình tiến hóa.

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 có lời giải hay khác: