X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?


Câu hỏi:

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền

B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.

C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin

D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.

Trả lời:

Đáp án C

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

A. Sai. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền là tính phổ biến.

B. Sai. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba là tính thoái hóa.

D. Sai. Mã di truyền được đọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau là tính mã bộ ba.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 có lời giải hay khác:

Câu 1:

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn mạch mới tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

Xem lời giải »


Câu 2:

Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?

Xem lời giải »


Câu 3:

Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem lời giải »


Câu 4:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem lời giải »


Câu 5:

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

Xem lời giải »


Câu 6:

Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về:

(1) Chiều tổng hợp.

(2) Các enzim tham gia.

(3) Thành phần tham gia.

(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.

(5) Nguyên tắc nhân đôi.

Phương án đúng là:

Xem lời giải »


Câu 7:

Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

Xem lời giải »