Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 21 có đáp án năm 2024
Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 21 có đáp án năm 2024
Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 21 có đáp án năm 2024 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học đạt kết quả cao.
BÀI 21: DI TRUYỀN Y HỌC
A/ DI TRUYỀN Y HỌC
Câu 1: Di truyền y học là khoa học nghiên cứu về
- Các bệnh, tật di truyền
- Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh nhiễm trùng
- Rối loạn tâm thần
Đáp án:
Di truyền y học: Là khoa học nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Ngành khoa học nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí là
- Vi sinh học
- Dịch tễ
- Di truyền y học
- Tâm thần học
Đáp án:
Di truyền y học: Là khoa học nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Khẳng định đúng về bệnh di truyền phân tử
- Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST
- Bệnh do các đột biến gen gây nên
- Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử
- Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ
Đáp án:
Bệnh di truyền phân tử là bệnh do các đột biến gen gây nên. Không thể phát hiện bằng quan sát cấu trúc NST, gen gây bệnh sẽ truyền cho đời sau nhưng để biểu hiện thành tính trạng thì còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp chứa gen đó.
Down là một hội chứng có nguyên nhân là tồn tại 3 NST số 21.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:
1. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử
2. Chủ yếu do đột biến gen
3. Do vi sinh vật gây nên
4. Có thể được di truyền qua các thế hệ
5. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng
6. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc
7. Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh
Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:
- 5
- 4
- 3
- 2
Đáp án:
Bệnh di truyền phân tử không có đặc điểm:
- Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc
- Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Bệnh phêninkêto niệu xảy ra do
- Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.
- Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.
- Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.
- Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.
Đáp án:
Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do
- đột biến cấu trúc trên NST thường.
- đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin
- đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin
- đột biến gen trên NST giới tính
Đáp án:
Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
1. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
2. Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
3. Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí.
4. Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin.
- 1
- 4
- 2
- 3
Đáp án:
Các phát biểu đúng về bệnh phêninkêtô niệu là: (1), (3), (4)
Ý (2) sai vì không thể chữa trị hoàn toàn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn
- Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi
- Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh
- Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể
Đáp án:
A sai, pheninalanin là 1 axit amin cần thiết của con người. Thiếu nó, con người sẽ bị rối loạn chuyển hóa
B sai, bệnh pheninketo niệu do alen lặn qui định, không thể phát hiện bằng phương pháp tế bào
C sai, bệnh pheninketo niệu là bệnh ứ đọng axit amin pheninalanin
Phát biểu đúng là: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Cho các bệnh và tật di truyền sau:
Những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào có nguyên nhân do đột biến gen:
- (1), (3), (6).
- (1), (4), (6).
- (2), (4), (5).
- (1), (4), (5).
Đáp án:
Những bệnh, hội chứng do đột biến gen là: 1, 4 ,5
(2), (3) là do đột biến số lượng NST
(6) Đao được coi là hội chứng do đột biến NST.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
- Hội chứng Claiphentơ
- Hội chứng Tơcnơ
- Hội chứng Đao
- Bệnh ung thư máu
Đáp án:
Hậu quả của đột biến NST là: D :Ung thư máu: bệnh này do mất vai ngắn của NST số 21 hoặc 22
A: người có bộ NST giới tính XXY
B: người có bộ NST giới tính XO
C: người có 3 NST số 21.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Hình dưới mô tả bệnh nhân bị:
- Hội chứng Đao.
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Bệnh máu khó đông.
- Hội chứng Claiphentơ.
Đáp án:
Người trên ảnh có các đặc điểm: cổ ngắn, mắt xếch , khoảng cách 2 mắt xa ta có thể kết luận người này mắc hội chứng Đao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
- Mắc hội chứng tơcnơ
- Mắc hội chứng Claiphentơ
- Mắc hội chứng Đao
- Mắc hội chứng siêu nữ
Đáp án:
Nhận xét: hình ảnh trên là của người mắc hội chứng Tớcnơ (45, X)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Bằng cách làm tiêu bản tế bào đề quan sát bộ NST thì không phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng nào sau đây?
- Hội chứng Claiphento
- Hội chứng Tớc-nơ
- Hội chứng AIDS
- Hội chứng Đao
Đáp án:
Không thể phát hiện hội chứng AIDS bằng cách làm tiêu bản bộ NST được vì nguyên nhân của hội chứng này ở mức độ phân tử (gen của virus đã được cài xen vào hệ gen người)
Các phương án khác đều là hội chứng do lệch bội nên có thể quan sát thấy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Bằng phương pháp làm tiêu bản NST, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của bao nhiêu bệnh và hội chứng sau đây ở người?
(1) Hội chứng Đao |
(5) Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS) |
(2) Hội chứng Claiphento |
(6) Bệnh máu khó đông |
(3) Ung thư máu |
(7) Bệnh tâm thần phân liệt |
(4) Hội chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm |
(8) Hội chứng Patau |
- 6
- 5
- 7
- 4
Đáp án:
Bệnh, hội chứng có thể phát hiện nhờ làm tiêu bản NST có nguyên nhân là đột biến NST: (1), (2), (3), (8).
(4),(6),(7) là bệnh do đột biến gen
(5) là do virus gây nên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
- Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ
- Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến
- Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
- Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn
Đáp án:
Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 → có đột biến lệch bội.
Tuy nhiên, bộ NST quan sát được thấy NST số 21 có 2 chiếc, NST số 14 dài bất thường chứng tỏ có một đột biến cấu trúc NST.
→ Điều giải thích hợp lý là A.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, một chiếc có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
- Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào một NST khác do chuyển đoạn không tương hỗ.
- Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.
- Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 2 chiếc gắn vào nhau.
- Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.
Đáp án:
Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 → có đột biến lệch bội.
Tuy nhiên, bộ NST quan sát được thấy NST số 21 có 2 chiếc, 1 NST dài bất thường chứng tỏ cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 2 chiếc gắn vào nhau.
→ Điều giải thích hợp lý là C.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soảt được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chén ép các cơ quan được gọi là
- Bệnh ung thư
- Bệnh di truyền phân tử
- Bệnh AIDS
- Bệnh di truyền tế bào
Đáp án:
Bệnh ung thư được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soảt được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chén ép các cơ quan
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Ung thư là bệnh
- Đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể
- Lành tính, không di truyền do tế bào ung thư phân chia vô hạn tạo ra khối u, nhưng ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể
- Do tác nhân môi trường tạo ra: khí độc hại, hoá chất, virut gây ung thư
- Ác tính và lành tính khi các tế bào khối u di căn vào máu và các nơi khác trong cơ thể, gây chết cho bệnh nhân
Đáp án:
Ung thư là bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể ( khối u tăng sinh chiếm chất dinh dưỡng, chèn ép các bộ phận xung quanh, nhất là các bộ phận quan trọng thì càng nguy hiểm).
Khi khối u đã di căn, người ta gọi đó là ung thư ác tính.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Có nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
- Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
- Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
- Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
- Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
Đáp án:
Những gen ung thư này thường là gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư?
- Cơ chế gây bệnh do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
- Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào
- Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục
- Bệnh được hình thành do đột biến gen ức chế khối u và gen quy định các yếu tố sinh trưởng
Đáp án:
Nhận định sai về bệnh ung thư là: C vì đa số bệnh ưng thư xuất hiện ở các tế bào xôma
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Để hạn chế tác hại của bệnh ung thư, có bao nhiêu phương pháp được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay?
- 2
- 3
- 4
- 5
Đáp án:
Các phương pháp được sử dụng hiệu quả hiện nay là: (4) (5)
(3) không dùng vì bồi dưỡng cơ thể ↔ bồi dưỡng khối u. Khối u sẽ càng tăng sinh phát triển mạnh
(1) vẫn còn là thử nghiệm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Để hạn chế tác hại của bệnh ung thư, người ta không dùng phương pháp nào dưới đây?
- Dùng liệu pháp gen
- Hóa trị liệu
- Dùng tia phóng xạ
- Bồi dưỡng cơ thể
Đáp án:
Các phương pháp được sử dụng hiệu quả hiện nay là: A, B, C
D không dùng vì bồi dưỡng cơ thể ↔ bồi dưỡng khối u. Khối u sẽ càng tăng sinh phát triển mạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể ở:
- cặp thứ 21
- cặp thứ 22
- cặp thứ 13
- cặp thứ 23
Đáp án:
Người bị hội chứng Đao có 3 NST ở cặp thứ 21.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Người mang hội chứng Etuôt, trong tế bào xôma
- cặp NST 21 có 3 chiếc
- cặp NST 13 có 3 chiếc
- cặp NST 18 có 1 chiếc
- cặp NST số 18 có 3 chiếc
Đáp án:
Người mang hội chứng Edward, trong tế bào xôma có 3 chiếc NST số 18
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp
- sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
- nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
- phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.
- tìm hiểu cơ chế phân bào.
Đáp án:
Phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.
Đáp án cần chọn là: C
B/ BÀI TẬP DI TRUYỀN PHẢ HỆ
Câu 1: Các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người như:
Được phát hiện bằng phương pháp:
- Nghiên cứu di truyền quần thể.
- Sinh học phân tử và sinh học tế bào.
- Phả hệ.
- Quan sát, nghiên cứu kiểu hình đột biến.
Đáp án:
(1), (3), (6): bệnh do gen lặn (vật chất di truyền cấp phân tử) trên NST giới tính → phương pháp sinh học phân tử.
(2), (4), (5): đột biến NST → phương pháp nghiên cứu tế bào học.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người sau đây:
(1) Bệnh phêninkêto niệu |
(2) Bệnh ung thư máu |
(3) Tật có túm lông ở mép vành tai |
(4) Hội chứng Đao |
(5) Hội chứng Tơcnơ |
(6) Bệnh máu khó đông |
Những bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
- (1), (2), (5)
- (1), (2), (4), (6)
- (3), (4), (5), (6)
- (2), (3), (4), (6)
Đáp án:
Những bệnh, tật di truyền gặp ở cả nam và nữ là (1) (2) (4) (6).
Tật số (3) do một gen trên vùng không tương đồng ở NST Y qui định.
Hội chứng (5) là bộ gen chỉ có 1 NST giới tính X (X0) nên cá thể sẽ là nữ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị mù màu?
- aa XBXB, Aa XBXB, AA XBXb
- Aa XbXb, aa XbXb
- Aa XBXb, aa XBXb
- AA XbXb, Aa XbXb
Đáp án:
Bạch tạng: A:bình thường > a: bạch tạng
Mù màu: B nhìn bình thường > b: mù màu
Nữ chỉ bị mù màu?
→ AA XbXb, Aa XbXb
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị bạch tạng?
- aa XBXB, Aa XBXB, AA XBXb
- Aa XbXb, aa XbXb
- aa XBXB, aa XBXb
- AA XbXb, Aa XbXb
Đáp án:
Bạch tạng: A:bình thường > a: bạch tạng
Mù màu: B nhìn bình thường > b: mù màu
Nữ chỉ bị bạch tạng
→ aa XBXB, aa XBXb.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Ở người, Xa quy định máu khó đông; XA quy định máu bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất?
- Con trai nhận gen bệnh từ ông nội.
- Con trai đã nhận Xa từ bố
- Mẹ có kiểu gen XAXA
- Con trai đã nhận Xa từ mẹ
Đáp án:
Con trai mắc bệnh máu khó đông chắc chắn phải nhận Xa từ mẹ vì đã nhân Y từ bố.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di truyền trên?
- Gen trội nằm trên NST giới tính.
- Gen lặn nằm trên NST giới tính.
- Gen lặn nằm trên NST thường.
- Gen trội nằm trên NST thường.
Đáp án:
Bố mẹ bị bệnh sinh con bình thường → do gen trội.
Bố bị bệnh sinh con gái bình thường → gen không nằm trên NST giới tính.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Bệnh ở phả hệ dưới đây (ô có màu đen) do một gen đột biến qui định:
Gen qui định bệnh là:
- Gen trội trên NST thường hoặc trên X
- Gen trội trên X
- Gen lặn trên X
- Gen trội trên NST thường
Đáp án:
Ta có bố mẹ ở thế hệ thứ 2 cùng bị bệnh nhưng sinh ra con không bị bệnh → gen gây bệnh là gen trội.
Ở cặp vợ chồng thế hệ thứ 3 bố bị bệnh nhưng con gái không bị bệnh nên gen đó không phải là gen nằm trên NST giới tính X (nếu nằm trên X thì con gái bị bệnh giống bố) → nằm trên NST thường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ở người, gen h qui định máu khó đông, H qui định máu đông bình thường, các gen nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố và mẹ không bị máu khó đông sinh được 4 người con, trong đó có người con trai bị máu khó đông, số còn lại máu đông bình thường. Con gái của họ có kiểu gen là:
- XHXh hoặc XhXh
- XHXH và XHXh.
- XHXH.
- XHXh.
Đáp án:
H: bình thường > h: khó đông
P: XHY × XHXh
F: XhY ; XHX-
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ở người, gen h qui định máu khó đông, H qui định máu đông bình thường, các gen nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố bị máu khó đông, mẹ không bị máu khó đông sinh được 4 người con, trong đó có người con gái bị máu khó đông, số còn lại máu đông bình thường. Con gái của họ có kiểu gen là:
- XHXh hoặc XhXh
- XHXH và XHXh
- XHXH
- XHXh
Đáp án:
H: bình thường > h: khó đông
P: XhY × XHXh
F: X-Y ; XHXh : XhXh
Con gái họ có thể không bị máu khó đông.
-> XHXh hoặc XhXh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Phép lai nào sau đây cho tất cả con trai và con gái đều bình thường?
- Aa XBXb (bình thường) × Aa XBY (bình thường).
- AA XbXb (chỉ mù màu) × aa XbY (bị 2 bệnh).
- aa XBXB (chỉ bạch tạng) × AA XbY (chỉ mù màu).
- aa XbXb (bị 2 bệnh) × AA XbY (chỉ mù màu).
Đáp án:
A: bình thường > a: bệnh (Bạch tạng)
B: bình thường > b: mù màu
Con bình thường: → bố hoặc mẹ có KG không mang alen lặn xét ở mỗi cặp gen.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Phép lai nào sau đây có thể tạo ra con bị cả 2 bệnh?
- Aa XBXb (bình thường) × Aa XBY (bình thường)
- AA XbXb (chỉ mù màu) × aa XbY (bị 2 bệnh)
- aa XBXB (chỉ bạch tạng) × AA XbY (chỉ mù màu)
- aa XbXb (bị 2 bệnh) × AA XbY (chỉ mù màu)
Đáp án:
A: bình thường > a: bệnh (Bạch tạng)
B: bình thường > b: mù màu
Con bị bệnh: Aa XBXb (bình thường) × Aa XBY (bình thường).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen Aa XBXB còn bố mang kiểu gen Aa XbY. Kết quả kiểu hình ở con lai là:
- 75% bình thường : 25% chỉ bị bạch tạng.
- 50% bình thường : 50% chỉ bị mù màu.
- 50% bình thường : 50% chỉ bị bạch tạng
- 75% bình thường : 25% chỉ bị mù màu.
Đáp án:
A: bình thường > a: bạch tạng (NST thường)
B: bình thường > b: mù màu (NST giới tính)
P: Aa XBXB × Aa XbY
F: (AA: 2Aa: aa) × (XBXb, XBY)
→ 75% bình thường : 25% bạch tạng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính × qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị máu khó đông?
- 1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh
- Tất cả con trai và con gái đều bệnh
- 50% con gái bình thường : 50% con trai bệnh
- 2 con trai bình thường : 2 con gái bệnh
Đáp án:
A: bình thường > a: máu khó đông (X)
Bố mẹ: XAXa × XaY
Con: XAXa, XaXa, XAY, XaY
1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
- XMXm × XmY
- XMXM × XMY
- XMXm × XMy
- XMXM × XmY
Đáp án:
Cặp vợ chồng, sinh 1 con trai bình thường: XMY và 1 con gái mù màu XmXm
→ kiểu gen của cặp vợ chồng là XMXm × XmY
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu, các alen bình thường tương ứng là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của 2 vợ chồng trên là:
- Bố XmHY , mẹ XMhXmh
- Bố XMHY , mẹ XMHXMH
- Bố XMHY, mẹ XMh XmH
- Bố XmhY, mẹ XmH Xmh hoặc XMh XmH
Đáp án:
Bố bình thường sẽ có kiểu gen XMHY => loại A, D
2 người con trai của họ, 1 người bị mù màu, 1 người bị máu khó đông => người mẹ mang cả 2 alen gây bệnh (m, h)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng mang gen gây bệnh thì xác suất để sinh đứa con đầu lòng là con gái không bị bệnh bạch tạng là:
- 3/8
- 1/4
- 1/8
- 3/4
Đáp án:
A bình thường >> a bị bệnh
Cặp vợ chồng : Aa × Aa
Xác suất sinh con gái đầu lòng, không bị bệnh bạch tạng là: 3/4 × 1/2 = 3/8
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Ở người, gen quy định mù màu đỏ lục nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, họ có người con trai bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là:
- 50%
- 75%
- 12,5%
- 25%
Đáp án:
A bình thường >> a mù màu đỏ lục
Bố bị bệnh, mẹ bình thường : XaY x XAX-
Sinh con trai bị bệnh : XaY ↔ con trai nhận alen a từ mẹ
→ người mẹ có kiểu gen : XAXa
Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là: ¼ = 25%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Gen b gây chứng Phenylketo niệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketo niệu.
Xác suất mang gen bệnh của người con gái (3) là bao nhiêu?
- 1/3
- 1/2
- 2/3
- 3/4
Đáp án:
Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2 bình thường sinh con gái bị bệnh chứng tỏ tính trạng bị bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
Cặp vợ chồng I1 × I2 đều bình thường, sinh 1 người con trai bị bệnh, người con trai bị bệnh này có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ. Do vậy I1 và I2 đều có kiểu gen Aa
Người con gái 3 bình thường có thể có kiểu gen: 1/3AA:2/3Aa nên xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là: 2/3Aa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong 2 alen của gen quy định:
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng thế hệ thứ IV là:
- 1/7
- 13/18
- 1/14
- 9/14
Đáp án:
- Ở thế hệ I, bố mẹ bình thường => con bị bệnh => bệnh do gen lặn
- Cặp vợ chồng thứ 2 , bố mẹ bình thường con gái bị bệnh => gen gây bệnh nằm trên NST thường.
Quy ước gen A: bình thường, a bị bệnh
Xét cặp vợ chồng thế hệ thứ IV:
Chồng có bố bị bệnh => KG: Aa
Bên vợ: bố vợ có kiểu gen Aa, ông bà ngoại có kiểu gen 1/3AA: 2/3Aa => mẹ vợ có kiểu gen: (1AA: 1Aa) => vợ có kiểu gen: (3AA: 4Aa)
- Cặp vợ chồng IV: Aa x (3AA: 4Aa) , xác suất sinh con đầu lòng mang alen gây bệnh là 1- AA = 1- 5/14= 9/14
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON
- Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh
- Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
- Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.
Đáp án:
Phát biểu không đúng là : B
Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Ở người, tính trạng mù màu là do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng trong số các con sinh ra có một đứa con trai mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về gia đình trên?
- Những người chị em gái khác của đứa con trai mù màu không có ai bị mù màu
- Người con trai bị bệnh mù màu nói trên bị mắc hội chứng Claiphentơ
- Người bố mang alen gây bệnh và truyền cho đứa con trai
- Người mẹ đồng hợp về cặp alen gây bệnh mù màu do người mẹ có 2 NST X
Đáp án:
A bình thường >> a bị mù màu
Bố mẹ bình thường : XAY x XAX-
Có 1 đứa con trai sinh ra bị mù màu : XaY
→ Người mẹ phải có kiểu gen là XAXa
Theo lý thuyết, đời con của cặp vợ chồng trên có dạng: 1 XAXA : 1 XAXa : 1 XAY : 1 XaY
Nhận định chính xác nhất là A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Ở người xét 3 gen quy định tính trạng. cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd × AaBbDd đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây đúng ?
- Xác suất vợ chồng này sinh được đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 27/64
- Xác suất để người con này dị hợp về cả 3 cặp gen trên là 1/3
- Xác suất để người con này mang 3 alen trội là 4/9
- Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 1/27
Đáp án:
P: AaBbdd × AaBbDd sinh ra người con mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-Dd)
Xác suất sinh người con thứ 2 có kiểu hình giống người con đầu là: 3/4 ×3/4×1/2=9/32
Xác xuất để người con này dị hợp về 3 cặp gen trên là: 2/3×2/3= 4/9
Xác suất để người con này mang 3 alen trội, vì luôn có 1 alen trội D và người con có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng nên phải có kiểu gen AaBbDd và tỷ lệ là 2/3×2/3= 4/9
Xác xuất để người con này đồng hợp về cả 3 cặp gen là 0 vì Dd × dd không thể tạo ra DD
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Ở người xét 3 gen quy định tính trạng. cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd × AaBbDd đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây sai?
- Xác suất vợ chồng này sinh được đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 9/32
- Xác suất để người con này dị hợp về cả 3 cặp gen trên là 4/9
- Xác suất để người con này mang 3 alen trội là 4/9
- Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 1/27
Đáp án:
P: AaBbdd × AaBbDd sinh ra người con mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-Dd)
Xác suất sinh người con thứ 2 có kiểu hình giống ng con đầu là: 3/4 ×3/4×1/2=9/32
Xác xuất để người con này dị hợp về 3 cặp gen trên là: 2/3×2/3= 4/9
Xác suất để người con này mang 3 alen trội (vì luôn có 1 alen trôi D) người con có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng nên phải có kiểu gen AaBbDd và tỷ lệ là 2/3×2/3= 4/9
Xác xuất để người con này đồng hợp về cả 3 cặp gen là 0 vì Dd × dd không thể tạo ra đồng hợp trội DD (con đầu lòng mang 3 tính trạng trội)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide β-hemoglobin làm cho hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh, người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của cặp vợ chồng người chị nói trên là:
- 1/3 thiếu máu nặng: 2/3 thiếu máu nhẹ
- 2/3 bình thường: 1/3 thiếu máu nhẹ
- 1/3 bình thường: 2/3 thiếu máu nhẹ
- 1/2 bình thường: 1/2 thiếu máu nhẹ
Đáp án:
A bị bệnh, trội không hoàn toàn với a bình thường
AA : thiếu máu nặng – chết ở tuổi sơ sinh
Aa : thiếu máu nhẹ – có thể khó phát hiện
aa : bình thường
Một gia đình, có người con thứ 2 bị thiếu máu nặng (KG là AA)
→ bố mẹ có kiểu gen là A-
Mà kiểu gen AA chết trước khi trưởng thành
→ bố mẹ có kiểu gen là Aa
→ người chị có dạng là : (2/3Aa : 1/3aa)
Người chị kết hôn với người chồng bình thường, không bị bệnh : (2/3Aa : 1/3aa) × aa
Theo lý thuyết, khả năng biểu hiện bệnh ở đời con là :
1/3Aa : 2/3aa ↔ 1/3 thiếu máu nhẹ : 2/3 bình thường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Ở người, trên NST thường, gen A quy định thuận tay phải, gen a quy đinh thuận tay trái. Trên NST giới tính X , gen M quy định nhìn màu bình thường và gen m quy định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aa XMY?
- con trai thuận tay phải, mù màu
- con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường
- con gái thuận tay phải, mù màu
- con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường
Đáp án:
Đứa con không thể được sinh ra tử cặp bố mẹ trên là : XmXm ↔ con gái, mù màu
Đáp án cần chọn là: C