Bộ Đề thi Giữa kì 2 lớp 4 năm 2024 chọn lọc
Tổng hợp đề thi Giữa kì 2 lớp 4 năm học 2023 Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, ... chọn lọc từ đề thi Giữa kì 2 của các trường Tiểu học trên cả nước giúp học sinh lớp 4 ôn tập đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 lớp 4.
Bộ Đề thi Giữa kì 2 lớp 4 năm 2024 chọn lọc
Để xem chi tiết, bạn vào tên từng bộ đề bài viết dưới đây:
Đề thi Giữa kì 2 lớp 4 môn Toán năm 2024
Đề thi Toán lớp 4 Giữa kì 2 nâng cao năm 2024 có đáp án (5 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Toán lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án (7 đề)
Bộ 20 Đề thi Toán lớp 4 Giữa học kì 2 theo Thông tư 22 năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Giữa học kì 2 Toán lớp 4 theo Thông tư 22 năm 2024 có ma trận (15 đề)
Đề thi Giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2024
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án (10 đề)
[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án ( 10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)
Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Đề thi Giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Anh năm 2024
Đề thi Giữa kì 2 lớp 4 môn Đạo Đức năm 2024
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 Thông tư 27
Năm học 2024
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0.5 điểm)
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
2. Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0.5 điểm)
A. Nước có hình chiếc cốc.
B. Nước có hình cái bát.
C. Nước có hình như vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai.
3. Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? (0.5 điểm)
A. Nước không có hình dáng cố định.
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
C. Nước tồn tại ở thể rắn và thê lỏng và khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
4. Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? (0.5 điểm)
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
5. Câu “Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào? (0.5 điểm)
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Không thuộc các mẫu câu trên
6. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0.5 điểm)
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
7. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.” (1 điểm)
8. Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. (1 điểm)
9. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? Để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một người bạn trong lớp mà em yêu mến. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Hoa học trò
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả chiếc cặp sách của em
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2 theo Thông tư 22
Năm học 2024
Bài thi môn: Toán lớp 4
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Điền dấu >, < vào ô trống:
a) b)
Câu 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Kết quả của phép tính+ bằng phân số nào dưới đây?
A. B. C.
b) Kết quả của phép tính - bằng phân số nào dưới đây?
A. B. C.
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Cho hình vẽ:
Hình vẽ bên là hình bình hành. |
|
Hình vẽ bên là hình bình thoi. |
Câu 4. Xếp các phân số; ; ; theo thứ tự từ bé đến lớn:
Câu 5. Nối phép tính với kết quả của phép tính đó:
Câu 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5 tấn 25 kg = ………. kg (525 kg; 5 025 kg; 5 250 kg)
b) 1 m2 4 cm2 = ………..cm2 (10 004 cm2 ; 14 cm2 ; 104 cm2)
Câu 7. Tìm một phân số, biết rằng nếu phân số đó trừ đirồi lại thêmthì được. Phân số cần tìm là: ……………..
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 8. Tìm x:
a) x X= b) : x=
Câu 9. Chị hơn em 6 tuổi. Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 18 tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
Câu 10. Một cái sân hình bình hành có độ dài đáy là 20 m. Biết chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích của cái sân đó.
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
|||
Ý |
a |
b |
a |
b |
a |
b |
Đáp án |
< |
> |
C |
A |
S |
Đ |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Câu 4.
Xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:;;;
Câu 5.
:=
x 3 =
Câu 6.
a) 5 tấn 25 kg = 5025 kg
b) 1 m2 4 cm2 = 10 004 cm2
Câu 7. Phân số cần tìm là:
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 8. Tìm x:
a)
x X=
x =:
x =x
x =
b)
: x=
x =:
x =x
x =
Câu 9.
Số tuổi của em là:
(18 - 6) : 2 = 6 (tuổi)
Số tuổi của chị là:
18 - 6 = 12 (tuổi)
Đáp số: Em: 6 tuổi; Chị: 12 Tuổi
Câu 10.
Chiều cao của cái sân đó là:
20 x=15(m)
Diện tích của cái sân đó là:
20 × 15 = 300 (m2)
Đáp số: 300 (m2)
Xem thêm đề thi lớp 4 năm 2024 chọn lọc hay khác: