X

Đề thi Toán lớp 9

Top 30 Đề thi Toán 9 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 30 Đề thi Toán 9 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Toán 9.

Top 30 Đề thi Toán 9 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Toán 9 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Toán 9 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Toán 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán 9

Thời gian làm bài: phút

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Trong mỗi câu hỏi từ câu 1 đến câu 4, hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng duy nhất vào bài làm.

Câu 1. Cặp số nào sau đây không phải là nghiệm của phương trình 2x – y – 1 = 0?

A. (1; 1).

B. (2; 3).

C. (1; –2).

D. (0; –1).

Câu 2. Hệ phương trình ax+by=ca'x+b'y=c' có nhiều nhất bao nhiêu nghiệm?

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. Vô số.

Câu 3. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Khi đó HAHB bằng

A. sinC.

B. cosC.

C. tanC.

D. cotC.

Câu 4. Cho α và β là hai góc nhọn bất kì thỏa mãn α + β = 90° và sinα = 0,5. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. sinβ = 0,5.

B. cosβ = 0,5.

C. tanβ = 0,5.

D. cotβ = 0,5.

Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong câu 5, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).

Câu 5. Cho ba số a, b, c thỏa mãn a > b và c < 0.

a) ac < bc.

b) ac>bc.

c) 2a – c > 2b – c.

d) c – 3a > c – 3b.

Phần 3. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn

Trong mỗi câu 6 và câu 7, hãy viết câu trả lời/ đáp án vào bài làm mà không cần trình bày lời giải chi tiết.

Câu 6. Xác định hàm số y = ax + b để đồ thị của nó đi qua hai điểm A(–2; –1) và B(1; 4).

Câu 7. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm và AC = 11 cm. Số đo góc B được làm tròn đến phút là bao nhiêu?

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm) Giải các phương trình và bất phương trình sau:

a) (2x + 5)(1 – 4x) = 0.

b) x+4x+1x+1x4=15xx23x4.

c) 13 – 5x > –3x + 9.

d) x+13+2x+145x+36+7+12x12.

Bài 2. (2,5 điểm)

a) Tìm các hệ số x và y trong phản ứng hóa học đã được cân bằng sau:

xFe3O4 + O2 → yFe2O3.

Từ đó, hãy hoàn thiện phương trình phản ứng hóa học sau khi được cân bằng.

b) Giải bài toán sau bằng cách lập hệ phương trình:

Khi cho hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn thì sau 1 giờ 20 phút sẽ đầy bể. Nếu mở vòi thứ nhất chảy trong 10 phút và mở vòi thứ hai chảy trong 12 phút thì sẽ được 215 bể. Hỏi nếu chảy riêng, mỗi vòi nước sẽ chảy đầy bể trong bao lâu?

Bài 3. (2,5 điểm)

1) Bạn An muốn tính khoảng cách AB (làm tròn đến hàng phần mười của mét) ở hai bên hồ nước (hình vẽ). Biết rằng các khoảng cách từ một điểm C đến A và đến B là CA = 90 m, CB = 150 m và bạn ấy dùng giác kế đo được ACB^=120°. Hãy tính AB giúp bạn An.

10 Đề thi Giữa kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

2) Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH (H ∈ BC).

a) Biết AC = 4 cm và C^=40°. Tính độ dài đường cao AH, cạnh AB và BC (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của cm).

b) Kẻ HM vuông góc với AB tại M và HN vuông góc với AC tại N. Chứng minh rằng tan3C=BMCN.

-----HẾT-----

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán 9

Thời gian làm bài: phút

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Trong mỗi câu hỏi từ câu 1 đến câu 4, hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng duy nhất vào bài làm.

Câu 1. Mẫu thức chung khi quy đồng mẫu thức của phương trình 1x1+3x21+x=0

A. (x – 1)2.

B. (x + 1)2.

C. (x – 1)(x + 1).

D. x(x – 1)(x + 1).

Câu 2. Cho hệ phương trình 12x12y=13x+3y=5. Cho các khẳng định sau:

(i) Nhân phương trình thứ nhất của hệ với 6, rồi cộng với phương trình thứ hai ta được phương trình: 6y = –1.

(ii) Nhân phương trình thứ nhất của hệ với 6, rồi cộng với phương trình thứ hai ta được phương trình: 0x = –1.

(iii) Hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

Số khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 3. Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = a, AC = b, AB = c. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. sinB=ca.

B. c=bcotB.

C. b = c.cosC.

D. c = b.tanC.

Câu 4. Cho tam giác ABC vuông tại A. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. AB2 = BC2 + AC2.

B. sinC = cosB.

C. cotB – tanB = 0.

D. cotC=ACAB.

Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong câu 5, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).

Câu 5. Cho bất đẳng thức –5a > 3.

a) Số a có giá trị là một số âm.

b) Biểu thức 3 – 5a có giá trị là một số dương.

c) Biểu thức a+35 có giá trị là một số dương.

d) Biểu thức –10a – 10 có giá trị là một số âm.

Phần 3. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn

Trong mỗi câu 6 và câu 7, hãy viết câu trả lời/ đáp án vào bài làm mà không cần trình bày lời giải chi tiết.

Câu 6. Tìm nghiệm của hệ phương trình 32xy6x+y=112xy1x+y=0.

Câu 7. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm và đường cao AH = 3 cm. Tính số đo góc C (làm tròn kết quả đến phút).

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (2,5 điểm)

1. Giải các phương trình sau:

a) 4x(x + 3) – 3x – 9 = 0.

b) x+2x2=x2x+2+16x24.

2. Giải các bất phương trình sau:

a) 3x – 8 < 4x – 12.

b) 3(x – 2) – 5 > 3(2x – 1).

c) 4x12+6x1969x113.

Bài 2. (2,0 điểm)

1. Xác định a và b sao cho hệ phương trình ax+2by=18bx3ay=3 nhận cặp số (–3; 2) làm nghiệm.

2. Giải bài toán sau bằng cách lập hệ phương trình:

Một ôtô dự định đi từ A đến B trong khoảng thời gian nhất định. Nếu ôtô chạy nhanh hơn 10 km/h mỗi giờ thì đến nơi sớm hơn so với dự định là 3 giờ. Nếu ôtô chạy chậm hơn 10 km/h mỗi giờ thì đến nơi chậm mất so với dự định là 5 giờ. Tính vận tốc và thời gian dự định của ôtô.

Bài 3. (2,0 điểm)

1. Cho hình vẽ bên. Tính số đo góc α và các độ dài x, y (góc làm tròn đến độ và độ dài làm tròn đến hàng phần trăm).

10 Đề thi Giữa kì 1 Toán 9 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

2. Tính chiều cao của một ngọn núi (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị), biết tại hai điểm A, B cách nhau 500 m, người ta nhìn thấy đỉnh núi với góc nâng lần lượt là 34° và 38° (hình vẽ).

10 Đề thi Giữa kì 1 Toán 9 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Bài 4. (0,5 điểm) Cho tứ giác ABCD có α là góc nhọn tạo bởi hai đường chéo, chứng minh rằng:

SABCD=12ACBDsinα.

-----HẾT-----




Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Toán 9 (sách cũ)

Xem thêm bộ đề thi Toán 9 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác: