Giáo án bài Chị sẽ gọi em bằng tên - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Với giáo án bài Chị sẽ gọi em bằng tên Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Chị sẽ gọi em bằng tên - Chân trời sáng tạo
Để mua trọn bộ Giáo án bài Chị sẽ gọi em bằng tên mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung câu chuyện.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng để hiểu hơn về chủ điểm Gia đình yêu thương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi mở: Trong gia đình của em, em có anh, chị , em không? Tình cảm của em với anh, chị, em mình như thế nào? Anh chị, em trong gia đình thường thể hiện sự quan tâm nhau bằng những cách nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dỏ hay đỡ đần.
Câu ca dao của cha ông ta đã nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, quý mến tình thân anh em trong gia đình. Đó là máu mủ ruột thịt, là những tình yêu thương cha mẹ gửi gắm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản để hiểu hơn về tình chị em trog gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Hướng dẫn đọc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc theo nhóm (4 người/nhóm), mỗi HS đọc 1 đoạn. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được diễn biến tình cảm của các nhân vật trong truyện. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Giắc Can-phiu và Mác Vich-to Han-xen 2. Tác phẩm II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu nhân vật người chị
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu nhân vật người chị trong cuộc sống hàng ngày - GV đặt câu hỏi: - Gv phân chia nhóm, thời gian thảo luận: 5 phút, HS trả lời các câu hỏi sau: + Người chị đã có những suy nghĩ và hành động gì với đứa em trai? Tại sao người chị lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó + Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em? + Vì sao người chị lại khóc? NV2: Tìm hiểu sự thay đổi của người chị + Điều gì đã khiến người chị thay đổi cách nhìn với đứa em trai? + Qua lần nói chuyện, người chị đã nhận thấy đứa em như thế nào? + Cảm xúc của người chị khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai như thế nào? + Người chị đã quyết định làm những việc gì cho em? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Trong một lần nói chuyện, người chị đã nhẹ nhàng hỏi chuyện, chăm chú lắng nghe à thể hiện sự mở lòng của người chị với đứa em. - Người chị nhận thấy em trai mình đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. - Khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai: người chị đã bật khóc vì biết em yêu quý, trân trọng mình. - Người chị đã thay đổi: không trừng mắt nhìn em, dạy em học, chỉ cách dùng vi tính, gọi em bằng cái tên do cha mẹ đặt. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
2. Phân tích 2.1. Nhân vật người chị * Trong cuộc sống hàng ngày - Thái độ: ghét em, khó chịu khi đi cùng. - Hành động: trừng mắt, dọa em sợ, gọi bằng đủ biệt danh xấu xí. giả vờ tốt bụng trước mặt mọi người, - Nguyên nhân: vì em mình không được bình thường, khiến người khác tò mò, để ý. * Sự thay đổi của người chị - Trong một lần nói chuyện, người chị đã nhẹ nhàng hỏi chuyện, chăm chú lắng nghe ⇒ thể hiện sự mở lòng của người chị với đứa em. - Người chị nhận thấy em trai mình đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. => thay đổi nhận thức, suy nghĩ về đứa em. - Khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai: người chị đã bật khóc vì biết em yêu quý, trân trọng mình. - Người chị đã thay đổi: biết quan tâm, chăm lo và yêu thương em mình hơn. ⇒ chính lòng tốt của người em đã cảm hóa người chị và giúp chị nhận ra được tình thân trong gia đình. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu nhân vật người em
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Người em được miêu tả về hình dáng, tính cách như thế nào? + Mọi người đối xử với cậu bé như thế nào? + Khi được người chị quan tâm, hỏi han, tâm trạng của cậu bé thay đổi như thế nào? + Qua các chi tiết trong truyện, em cảm nhận tình cảm của người em dành cho chị như thế nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
2. Phân tích 2.1. Nhân vật người em - Hình dáng: đôi mắt to đen láy, thể hiện sự e dè. - Tính cách: hay cười vì không lí do gì, em không giống những đưa trẻ khác. ⇒ mọi người đều nhìn chằm chằm vì em khác thường. - Dù bị chị mắng mỏ, quát nạt nhưng người em vẫn rất yêu quý chị. ⇒ là người có tình cảm trong sáng, nhân hậu. III. Tổng kết
- Truyện kể về cách cư xử của chị em trong gia đình. Qua đó, truyện gửi gắm ý nghĩa để gia đình gắn kết, yêu thương nhau rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của mọi thành viên. 2. Nghệ thuật - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, giúp nhân vật bộc lộ được những tâm trạng, cảm xúc chân thực, gay xúc động cho người đọc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện trên, em đã học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV có thể chốt lại một số nội dung: cần biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Theo em, để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình, có những hành động, việc làm cụ thể như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)